Thông thương thì các loại đã quí hay được sử dụng để làm đồ trang sức và thường gọi là ngọc, ngọc thạch. Phần đông các loại đá đã được xác định là đá quí thì các loại đá quý loại nào cũng tỏa ra rất nhiều Năng Lượng tốt cho sức khỏe của người dùng. Từ ngàn xưa, tổ tiên của ta cũng đã biết vận dụng, ứng dụng thuyết ngũ hành khi dùng đá quí đeo mang bên người hầu làm lợi cho sức khỏe.
Sơ lược về 4 qui luật của học thuyết Ngũ hành: Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:
A. Trong điều kiện bình thường » Có 2 qui luật:
1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
Bảng Ngũ Hành Tương Sinh – Tương Khắc
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau.
Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa.
Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.
B. Trong điều kiện bất thường » Có hai qui luật:
Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:
1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):
Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ.
2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):
Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy.
Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.
- (1) Một hành nào đó trở nên thái quá.
- (2) Một Hành nào đó trở nên bất cập.
Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.
Sơ đồ sinh khắc của Ngũ hành và Ngũ vị ứng với Ngũ tạng
Hiện nay về hiểu biết về màu sắc theo thuyết ngũ hành thì ít có ai chú ý. Cho nên, có rất nhiều người còn rất ư là vô tư, hễ thấy đá đẹp .. thích là mua về đeo đại theo sở thích một cách thỏa mái. Việc này có có thể vô hại đối với những người có năng lượng dồi dào – sức khỏe tốt.
Nhưng, còn đối với ai có sức khỏe kém thì có thể sẽ vô tình làm bất lợi về năng lượng trong cơ thể hồi nào cũng không hay. Nhẹ thì ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe kém chút đỉnh. Nặng thì có thể đễ bị bệnh tật nếu sử dụng đá bên mình không phù hợp, do bị tương khắc.
ĐEO ĐÁ QUÝ THEO NGŨ HÀNH
1. Người mệnh Kim (cung Càn và cung Đoài) nên đeo đá quý như sau:
» Đó là trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc. Kế tiếp mới đến sự chế khắc:
- Tốt nhất là được tương sinh: Kim là do thổ sinh ra. Đất sinh ra vàng bạc nên dùng các màu thuộc thổ như vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch như mắt hổ.
- Tốt thứ nhì là được hòa hợp: Hợp với mệnh Kim là Kim. Đó là Trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc. Thứ ba mới đến sự chế khắc:
- Kim sẽ chế khắc được mộc. Chủ thể là người mệnh kim sẽ chế khắc được viên đá mình đeo có các gam màu xanh lá cây.
Tóm lại, người mệnh Kim được đeo đá quý có các màu sau:
- Tương sinh: vàng sậm, nâu đất, mắt hổ.
- Hòa hợp: bạc, trắng, vàng tươi.
- Chế khắc: xanh lá cây. Không nên dùng các màu thuộc hành Hỏa như: đỏ, hồng, tím. Vì Hỏa khắc Kim cho nên khi đeo đá có màu tượng trưng cho lửa sẽ gây bất lợi cho chủ nhân của nó.
2. Đá quý tốt cho người mệnh Thủy (cung Khảm):
Người mệnh Thủy khi mua đá quý cần lưu ý:
- Tốt thứ Nhất cho người mệnh Thủy là BẠC và ĐÁ MÀU TRẮNG. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo Bạc và Đá màu Trắng, người mệnh Thủy sẽ dược Tương sinh.
- Tốt thứ Nhì cho người mệnh Thủy là sự Hoà hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá. Đó là họ nên dùng các màu ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN như saphiare, aquamarin, tactit…
- Thứ thứ Ba người mệnh Thủy khắc được Hỏa ( Nước sẽ dập tắt được Lửa), tức là họ dùng đượccác màu mà họ chế ngự được như ĐỎ, HỒNG, TÍM.
Người mệnh Thủy được đeo đá quý với các màu sắc như sau:
- Được tương sinh: đá trắng, vàng, bạc.
- Được tương hợp: đá màu đen, màu xanh nước biển.
- Chế khắc được đá các màu: đỏ, hồng, tím. Mệnh Thủy không nên dùng:
- Tuyệt đối không nên dùng các màu sau: Vàng sậm, Nâu đất. Vì đó là màu thuộc hành Thổ. Chặn được nước lớn ở sông, ở biển tràn vào, người ta phải đắp đê điều bằng đất, đá, cát. Thổ sẽ chế ngự được Thủy.
Chính vì vậy, người mệnh Thủy không nên đeo đá có các màu thuộc Thổ, sẽ bất lợi cho họ.
3. Nguời mệnh Mộc (cung Chấn, cung Tốn) nên đeo đá quý như sau:
- Để được tương sinh: Thủy dưỡng Mộc. Màu đá tốt nhất dành cho người mệnh Mộc là màu nước, bao gồm: đen, xanh nước biển, xanh da trời, xanh Lam. Để được tương hợp:
- Lưỡng Mộc thành Lâm. Có nhiều cây là có rừng. Hòa hợp với người mệnh Mộc chính là màu Mộc, gồm: gỗ hóa thạch, xanh lá cây. Để chế khắc được viên đá.
- Người mệnh Mộc chế được Thổ gồm các màu vàng sậm, nâu đất. Như vậy đeo viên đá có màu Thổ, người mệnh Mộc được an toàn và không phải lo lắng. Tóm lại, người mệnh Mộc được đeo đá quý có các màu sắc:
- Tương sinh: đen, xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển.
- Tương hợp: gỗ, xanh lá cây.
- Chế ngự: vàng sậm, nâu đất.
Người Mệnh Mộc không nên dùng:
- Tuyệt đối không nên dùng các loại đá màu của Kim như trắng và bạc. Vì dao chặt được cây gỗ cho nên khi đeo trang sức với viên đá màu tượng trưng cho Kim sẽ không tốt cho người đeo. Ta nên tránh đá màu trắng cho người mệnh Mộc.
4. Đá Quý Cho Người mệnh Hỏa (Cung Ly):
Đá quý loại nào cũng tỏa ra rất nhiều năng lượng tốt cho người dùng. Nhưng tốt cho người mệnh Hỏa nhất phải là đá có màu thuộc hành Mộc, tức là Xanh lá cây. Vì Gỗ khi cháy sẽ thành ngọn Lửa, nghĩa là Mộc sẽ sinh Hỏa.
- Chính vì vậy, đá có màu Xanh lá cây là màu đá lý tưởng số 1 mà người mệnh Hỏa nên dùng, vì họ được Tương sinh. Cũng như các mệnh khác, người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu Tương hợp, tức là cùng hành Hỏa với các màu đặc trưng của Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím.
- Còn nếu họ thích dùng đá màu Trắng thì cũng được, vì mệnh của họ chế khắc được màu của viên đá, tức là Hỏa khắc được Kim.
- Nung kim loại chảy ra thành nước- điều đó chỉ có Lửa mới làm được mà thôi! Mệnh Hỏa (cung Ly) được đeo đá quý với các màu sau:
- Được tương sinh khi họ dùng đá màu Xanh lá cây.
- Được hòa hợp nếu họ dùng đá màu Đỏ, Hồng, Tím.
- Chế khắc được những viên đá có màu Trắng. Mệnh Hỏa (cung Ly) không nên dùng: Màu Đen, Màu Xanh nước biển. Vì đó là màu của Nước (THỦY). Khi dùng họ gặp “xui” (ý là tinh thần sức khỏe sẽ bị kém), vì THỦY- HỎA giao đấu, thì phần thua sẽ thuộc về họ, bởi Nước sẽ dập tắt Lửa.
5. Đá Quý Cho Người Mệnh Thổ (cung Khôn, cung Cấn):
- Khi mọi vật bị đốt cháy, sẽ thành tro, bụi, đất, cát. Vậy HỎA sẽ sinh ra THỔ. Cho nên, người mệnh Thổ hãy dùng những viên đá quý có màu của Hỏa, sẽ được tương sinh. Đó là các màu: ĐỎ, HỒNG, TÍM. Có câu: ” Lưỡng Thổ Thành Sơn”.
- Nếu họ dùng đá có màu VÀNG SẬM, NÂU ĐẤT, sẽ rất tốt cho họ, vì người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau. Đất đá chế ngự được nước. người mệnh Thổ sẽ chế ngự được viên đá có màu của hành Thủy là ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN. Mệnh Thổ (cung Khôn, Cấn) nên dùng:
- Người mệnh Thổ sẽ dùng được những viên đá quý có màu sắc: Để được tương sinh: màu ĐỎ, HỒNG, TÍM (Hỏa) Để được hòa hợp: màu NÂU ĐẤT, VÀNG SẬM.(Thổ) Để chế khắc được: ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN (Thủy) Không nên dùng: Đá có màu XANH LÁ CÂY, vì đó là đá có màu cùa hành Mộc.
- Cây sống trên đất, hút hết sự màu mỡ của đất, khiến đất suy kiệt. Người mệnh Thổ nếu dùng đá có màu xanh lá cây sẽ bị suy yếu về sức khỏe, khó khăn về tài chính.
Kết Luận: Với bài viết trên hy vọng các bạn sẽ tự tìm cho mình được một viên đá quý, viên ngọc quý lý tưởng, một người bạn trung thành luôn ủng hộ, bảo vệ cho sức khỏe, cho tính mạng và cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn.
( Theo Nhân điệu và tâm linh )