Rất nhiều gia đình hiện nay theo xu hướng chọn trưng bày những tác phẩm tranh tượng gỗ đẹp phong thủy để trang trí và tạo nên phong cách đặc biệt cho phòng khách của mình. Xu hướng chơi tranh tượng gỗ không phải là sự bộc phát ngẫu nhiên mà đó là cả một sự chăm chút về mặt phong cách cũng như ý nghĩa của nó. Dưới đây là cách chơi tranh tượng gỗ không thể bỏ qua dành cho những người mới chơi.

Những điều mà người chơi tranh Tứ Quý nên biết

Bộ tranh Tứ Quý còn gọi là bộ tranh Tùng Cúc Trúc Mai gồm 4 bức tranh riêng biệt nhắc đến 4 loại cây có thật trong thực tế. Chúng còn được gọi là Tứ Đức: Tùng thể hiện cho tính hiên ngang, ngạo nghễ; Cúc thể hiện cho tàn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị; Trúc thể hiện cho tính ngay thẳng chính trực bản, tính, tâm tiết; Mai thể hiện cho kiên trì, vượt khó để thành công.

Chơi tranh Tứ Quý có thể được chơi theo 4 bức tranh riêng biệt về bốn loài cây hay là sự kết hợp với Tứ Dân Ngư – Tiều – Canh – Mục tạo nên bức tranh phong cảnh bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông với những thú vui tao nhã riêng của từng người.

Cách chơi bộ tranh tượng gỗ Tứ Linh phong thủy

Không giống như những dòng tranh Tứ Quý có thể thêm thắt chi tiết phụ họa khác, tranh Tứ Linh luôn mang đậm bản chất tâm linh, trang nghiêm vốn có của bốn linh vật phong thủy. Dòng tranh Tứ Linh này luôn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo theo một vài quy tắc nhất định, thể hiện được hồn cốt của tranh gỗ đẹp mà không thêm thắt chi tiết phụ.

Tranh Tứ Linh được cho là đại diện 4 vị thần cai quản 4 phương, mang sức mạnh của những nguyên tố chính của trời đất: Nước – Lửa – Đất – Gió. Con người tin rằng đây là bốn vị thần căn giữ 28 chòm sao trong thiên văn, chúng có sự ảnh hưởng và điều phối hoạt động của cả thế giới.

Tranh Tứ Linh khung chữ nhật ngang

Việc chơi tranh Tứ Linh là dòng tranh gỗ đẹp phổ thông và có thị phần lớn trong mảng tranh điêu khắc gỗ. Tranh Tứ Linh phổ biến nhất là loại tranh được bố cục 4 linh vật trong cùng 1 khay tròn hoặc trong hình chiếc quạt hay là trong cùng một khung tranh chữ nhật nằm ngang. Bộ tranh gỗ Tứ Linh này thường đi liền với nhau mà không tách ra thành những bức khác nhau như Tứ Quý nhưng vẫn có thể được tách chơi tranh đôi, mỗi tranh có 2 linh vật. Tranh Tứ Linh đôi được chơi nhiều thường là những tranh Long Phụng hoặc tranh Quy Phụng là chính. Chơi tranh đôi thường là các cặp tranh giống nhau và đối xứng.

Tranh tượng gỗ Tứ Linh đôi

Trong cách chơi tranh Tứ Linh dạng khay tròn hay còn được gọi là Đĩa Tứ Linh được chia thành hai dạng chính là tranh đục giữ nền và tranh thủng đáy. Hai dạng dĩa tròn này có thể đặt trên một khay đỡ bình thường hay khay cách điệu là hình những linh vật khác được nghệ nhân điêu khắc liền khối hoặc tách rời tùy vào tùng trường hợp.

Quạt Tứ Linh

Những nét điêu khắc trên tranh Tứ Quý thường cứng và yêu cầu kỹ thuật khá cao, những nét dứt khoát, mạnh mẽ chứ không uyển chuyển và rất mềm mại như dòng tranh gỗ Tứ Quý. Tranh gỗ Tứ Linh có thể treo trong gian thờ hoặc gian chính đều được, tranh Tứ Quý chỉ nên treo trang trí vì ít mang ý nghĩa tính tâm linh.