Phong tục thờ cúng tượng đạt ma không còn xa lạ gì với nhiều người, tuy nhiên đó cũng chỉ là theo “phong trào, trào lưu” mà mấy ai biết được rằng tượng đạt ma có ý nghĩa gì. Điều đó thật là đáng trách, bởi như thế sẽ không thể hiện được thành ý và sự tôn trọng đối với người.

Hình ảnh đạt ma trong truyền thuyết

Truyền thuyết kể lại rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, người là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù người được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có xuất thân từ Thiên Trúc.

Bồ Đề Đạt Ma là con người sở hữu một trí tuệ tuyệt hảo, sáng ngời và soi rọi cả vũ trụ. Bồ Đề Đạt Ma có ước vọng đưa giáo điều này vào trong tinh thần Phật giáo Đại thừa, một tôn giáo đại chúng. Con người và thể cách của nhà sư thế tục, chỉ mong cầu đạo và gieo vào đó 1 hiện hữu thánh ý Phật. Bồ Đề Đạt Ma thực hành phép tu chính niệm và 1 tâm thanh tịnh trong nghệ thuật tu tập về Thiền. Người nhận ra được giá trị trung thực của những gì quan trọng trên con đường tỉnh lự. Thấu triệt được những gì trong và ngoài; nghệ thuật tu học chính là đức hạnh tối thượng.

Tượng đạt ma sư tổ được tạo hình với thần sắc toát lên vẻ dữ dằn. Đạt Ma như một hành giả khoác chiếc áo choàng cà sa, vai quảy thiền trượng và 1 chiếc giày. Đạt ma đứng với dáng vẻ cao to quắc thước, râu hùm dữ tợn, 2 mắt to tròn lóe lên kì quang. Tuy theo truyền thuyết thì Đạt Ma đang đi bôn tẩu nhưng người đang được khắc họa với dáng đứng bình tâm, thản nhiên. Bởi lẽ tượng Đạt Ma được khắc họa như thế là vì theo truyền thuyết lúc Đạt Ma còn sống đã đi bôn tẩu khắp mọi phương, ngài cho rằng cây thiền trượng là đại diện cho sự giác ngộ, còn 1 chiếc giày biểu trưng cho cõi đời đến.

Tượng đạt ma có ý nghĩa gì trong phong thủy và thế giới tâm linh

Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, không thể không nhắc đến tư tưởng Thiền tông mà Ngài là người kế thừa và được tư tưởng đó hun đúc nên con người siêu việt. Tinh hoa Thiền Bồ Đề Đạt Ma là dạy cho con người triệt ngộ cội nguồn tâm linh, quay lại sống với chính mình.

Thiền tông chính là tâm hồn, võ thuật chính là thể xác của Đạt Ma, do vậy, sự xuất hiện của 2 nền tư tưởng và học thuật này, đây là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự con người Đạt Ma. Tổ sư đạt ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi với sự tôn kính cao cả của người. Ông là một minh chứng sống thực cho sự giao thoa, kết dính tạo nên hào khí kiêu hùng trong dòng chảy cuộc đời ngược xuôi.