Gỗ lát là cây thuộc họ xoan, có tên khoa học là Chukrasia là một trong những loại gỗ thuộc nhóm 1 – nhóm gỗ có màu sắc và vân gỗ đẹp, độ bền chắc cao và có hương thơm tự nhiên đem đến giá trị kinh tế cao nhất.

Cây gỗ lát phân bổ và sinh trưởng chủ yếu ở châu Á trong đó ở nước ta thì gỗ lát được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc và trải dài từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh. Cây có thể cao đến 20 – 30m với đường kính thân gỗ rộn. Đặc biệt là cây càng già thì càng cho đường vân đẹp mắt với thớ gỗ dày và chắc.

Đặc điểm của gỗ lát

Cây gỗ lát trong 10 năm đầu thì sinh trưởng rất nhanh nhưng sau đó bị chậm lại. Khi khai thác cây dưới 30 năm để làm đồ gỗ thì cần phải chú ý xử lý thêm các đồ chống mối mọt nhưng cây từ trên 50 năm trở đi thì sẽ không bị cong, vênh, co ngót và không bị mối mọt xâm nhập trong bất kỳ điều kiện môi trường nào.

Cây Lát còn nhiều ưu điểm như cho nhựa màu vàng trong suốt sử dụng trong ngành công nghiệp; lá và vỏ cây chứa 15 – 22 % tinh màu dùng nhuộm sợi vải. Lát là gỗ có màu sắc vân thớ đẹp, gỗ có đặc tính vật lý bền chắc, có hương thơm và khan hiếm. Chính vì thế chúng có giá trị kinh tế cao trong sử dụng làm đồ nội thất, đồ mỹ nghệ.

Gỗ lát cho thớ mịn, vân nổi lên từng lớp dày khít và đều nhau. Gỗ lát có độ bền cao, cứng, dễ gia công và thích hợp trong sản xuất các đồi nội thất và đồ trang trí sang trọng. Đặc biệt mỗi loại vân gỗ lát của đều mang một loại vân khác nhau như: Gỗ lát chun thì có màu sắc rực rỡ phát quang với nhiều kích cơ vân từ bé tạo nên nét lên vằn của một con báo hay vân của gỗ lát hoa đẹp, dày và nổi cuồn cuộn như mây khói,…

  • Tuy khá đặc, chắc tay nhưng khi chế tạo, gỗ lát lại là sản phẩm chứa độ dẻo lớn. Do vậy, giúp quá trình gia công các nét chạm khắc trên dòng gỗ này thêm nhanh chóng, dễ dàng hơn. Từ đó, tạo nên nhiều nét chạm ấn tượng trong những mẫu đồ nội thất sản xuất dành cho gia đình.
  • Gỗ Lát sau quá trình sơ chế, do được tẩm sấy khá cẩn thận nên đã hạn chế tối đa tình trạng nứt nẻ, cong vênh do ảnh hưởng của thời tiết thay đổi thất thường mang lại. Đồng thời, khả năng chống sâu, mối mọt vì thế cũng cải thiện đáng kể.
  • Về cơ bản, do gỗ Lát có tính đặc cứng nên rất khó bị cháy khi ở trong điều kiện nhiệt cao. Hơn nữa, nó còn sở hữu khả nắng chống chịu nước tương đối hiệu quả.

Phân loại gỗ Lát và đặc điểm từng mẫu

Gỗ Lát Hoa

Gỗ Lát Hoa được lấy từ cây lát hoa, có tên khoa học là Chukrasia tabularis, thuộc họ Xoan. Cây thuộc dòng có kích thước trung bình, cao tới 25 mét. Thân cây thẳng, gốc có bạnh vè lớn. Cành của chúng rậm màu, vỏ nâu nhạt có chứa các vết rạn nứt, lá kép hình lông chim, kích thước vào tầm 30-50 cm. Về phần hoa, chúng có màu trắng kem, mùi thơm dịu, dài từ 1,2-1,5 cm.

Phảng được chế tác từ Gỗ Lát Hoa quý hiếm khó tìm

Người ta thường tìm thấy gỗ Lát Hoa ở các khu rừng hỗn giao hay ở những nơi thảm thực vật thưa thớt vì chỉ những nơi này mới có nhiều cây lát hoa mọc. Độ cao phân bố của chúng từ 300-1600 mét tính từ núi đất đến núi đá vôi

Về ứng dụng, gỗ Lát Hoa được sử dụng để đóng các đồ nội thất, ván ghép…

Gỗ Lát chun

Gỗ lát chun được khai thác từ cây lát chun, thuộc chi Lát, họ Xoan với tên khoa học Chukrasia sp. Loài cây này được trồng chính ở khu vực Châu Á, chả hạn như: Trung Quốc, Lào, Việt Nam…

Gỗ Lát Chun có trọng lượng trung bình, thớ gỗ cứng, chắc chắn, sấy tẩm chống co, cong vênh hiệu quả. Ngoài ra, nó còn chống mối mọt, nứt nẻ tương đối hiệu quả

Bộ bàn ghế phòng khách gỗ lát chun lạ mắt và sang trọng

Ở nước ta, dòng cây trên chủ yếu có tại các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức nên hiện nay loại cây này ngày càng khan hiếm, có giá thành cao ngất ngưởng. Cây này có thân thẳng, cao cùng thân gỗ mang đường kính lớn. Từ đó, tạo ra các sản phẩm nội thất mang màu sắc đều, đẹp mắt.

Gỗ Lát Xoan

Gỗ lát xoan được lấy 100% nguyên chất từ cây lát xoan. Đây là cây có chiều cao 20-30 cm, thân cây thẳng, đường kính thân cao nhất khoảng 100 cm, lá kép hình lông chim, cuống dài 30-40 cm. Hoa của cây này thuộc loại lưỡng tính, màu vàng nhạt, có đài, tràng 5 cánh.

Cây Lát xoan thuộc giống ưa sáng, mọc khá chậm nên chúng thường phân bố ở các nơi mát mẻ. Tại Việt Nam, người ta tìm thấy gỗ lát xoan ở một số tỉnh thành khu vực miền Bắc, Trung.

Gỗ Lát Hoa được sử dụng để đóng các loại đồ trang trí nội thất, dụng cụ gia đình, đồ mỹ nghệ…

Gỗ Lát Khét

Gỗ Lát Khét được lấy từ cây Lát Khét, nó còn gọi với tên xương mộc. Chúng nằm trong nhóm 2 danh sách các cây gỗ quý hiếm. Dòng cây này có thân tròn, thẳng, vỏ dày, thân mang những vết nứt dọc.

Cây lát khét thường phân bố chủ yếu tại một số nước như: Ấn Độ, Việt nam, Thái Lan. Ở nước ta, dễ bắt gặp giống cây này trên vùng cao nguyên miền Trung hoặc khu vực đồng bằng.

Gỗ Lát Khét có dác màu xám vàng, lõi chứa màu nâu đỏ hoặc hồng. Mẫu gỗ này cho vân khá đẹp, sờ mềm nên rất thuận tiện để chế tạo đồ nội thất.

Gỗ lát Nam Phi

Gỗ lát Nam Phi nằm trong nhóm 1 những dòng gỗ quý hiếm, mang chất lượng tốt. Nó rất bền, dẻo dai và nổi bật hơn những mẫu khác trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh đó, gỗ lát Nam phi luôn trong tình trạng ổn định, không chịu nhiều tác động do yếu tố thời tiết mang lại.

Ứng dụng của gỗ Lát 

Gỗ Lát thích hợp để sử dụng cho nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, từ cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại với đa dạng kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Do đó, nó ngày càng được người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn sử dụng.

Gỗ Lát có màu sắc rất đẹp mắt, đường vân nhìn rất đều, dày dặn, mang lại sự tinh tế, đẳng cấp cho nội thất gia đình. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng, gỗ Lát mang tính thẩm mỹ cao.

Gỗ Lát được ứng dụng để dùng làm các đồ nội thất phục vụ nhu cầu của con người vì chúng có độ bền cao, màu và đường vân sắc nét, bền đẹp.

Nội thất đóng từ gỗ lát khá bền và giá trị cao. Nhất là những tấm vân chun hay vân hoa thường được săn đón từ phía khách hàng. Ngày nay nội thất từ gỗ lát chủ yếu thường thấy là bàn ghế phòng khách; đục tranh mỹ nghệ hoặc đôi khi được dùng làm lục bình gỗ. Dưới đây là hình ảnh thực tế các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ lát.