Hiện nay, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ tự nhiên luôn rất được ưa chuộng trên thị trường cũng như trong các gia đình bởi những ưu điểm vượt trội. Bên cạnh các thiết kế sang trọng của gỗ óc chó hay phong cách hiện đại của gỗ sồi thì đồ nội thất gỗ huỳnh đàn cũng là một sự lựa chọn nhưng dòng sản phẩm này lại được ít người biết đến.

Cây huỳnh đàn

Thực chất Huỳnh Đàn là một tên gọi khác của cây sưa và tên này thường được dùng ở miền trung và miền nam Việt Nam. Đôi khi tên Huỳnh Đàn bị đọc lệch thành Huỳnh Đường, Hoàng Đàn, Quỳnh Đàn,..Nhưng dù là tên gọi nào thì cũng chỉ là cách nói của người dân của từng vùng miền đó. Ngoài tên gọi của Việt Nam thì huỳnh đàn còn có tên tiếng anh là Dalbergia Tonkinensis Prain.

Gỗ huỳnh đàn thuộc nhóm gỗ I, hay còn gọi là nhóm đại danh mộc, quí hiếm và có khả năng phát ra năng lượng, mùi thơm. Thời xưa, gỗ huỳnh đàn dùng để chạm trổ, đóng ngai vàng, chỗ ngồi, tủ, giường… cho các bậc vua chúa. Điều này chứng tỏ gỗ huỳnh đàn đã rất có giá trị từ nhiều năm về trước. Và trong nhiều năm trở lại đây, các thương gia Trung Quốc sang Việt Nam lùng sục mua gỗ huỳnh đàn, điều này đã dẫn đến cơn sốt huỳnh đàn chưa từng thấy ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên dẫn đến giá huỳnh đàn có nhiều lúc tăng cao và khan hiếm trong một số thời điểm.

Huỳnh đàn là loại cây có sức sống vô cùng mãnh liệt trong những môi trường khắc nghiệt như núi đá vôi – nơi mà có rất ít loại cây có thể tồn tại được. Theo hình ảnh chụp được thì cây huỳnh đàn có tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng. Các chồi non màu xanh lục tươi, mảnh dẻ, hơi dẹt rủ lòng thòng xuống mặt đất. Rễ có nốt sần như cây họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được. Đặc tính này là một ưu điểm nổi trội khi sử dụng làm nguyên liệu gia công đồ nội thất như giường ngủ, bàn trang điểm, tủ quần áo,…

Một miếng gỗ huỳnh đàn được cắt ngang lõi giúp chúng ta thấy rõ vân đẹp độc tự nhiên

Cách nhận biết các loại gỗ huỳnh đàn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây thì họ vẫn chưa tổng kết được hết các giá trị của gỗ huỳnh đàn, ngoài việc thông tin nó có hàm lượng dầu (không nhiều hàm lượng và chức năng phổ cập như tinh dầu trầm hương) nhưng càng để lâu nó càng có hương thơm. Có lẽ vì vậy mà gỗ huỳnh đàn thường được dùng để đóng làm giường phản hoặc đóng quan tài cao cấp. Người ta nói rằng người chết nằm trong các áo quan này, thịt da hàng chục năm vẫn không rữa nát.

Chất gỗ mềm mại, ít co rút, cong vênh, không mối mọt của gỗ huỳnh đàn sẽ mang tính ứng dụng cao trong đời sống.  Chúng thường được dùng làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ và vòng tay gỗ hoàng đàn đồ thờ cúng. Sau một thời gian sử dụng gỗ hoàng đàn lên tuyết, bạn sẽ thấy những sản phẩm này được phủ một lớp bụi mỏng trắng như tuyết bên ngoài do chứa một hàm lượng tinh dầu rất lớn.

Ngày nay, có được một món đồ mỹ nghệ tinh xảo được chế tác từ gỗ huỳnh đàn là coi như đang sở hữu tài sản quý, lạ trong nhà. Nó không chỉ chứng tỏ sự giàu sang, sung túc, đẳng cấp của gia chủ mà nó còn giúp xua đuổi tà khí, đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Ngoài ra, sử dụng gỗ tự nhiên còn mang lại sức khỏe dồi dào cho chủ nhà.

Chén được chế tác từ nu chun gỗ huỳnh đàn đỏ quý hiếm tại Trung Quốc

Phân biệt các loại gỗ huỳnh đàn

Để có thể nhận biết được gỗ huỳnh đàn cũng như phân biệt được các loại huỳnh đàn khác nhau là việc tương đối khó đối với những người bình thường. Thông thường chỉ những người làm trong nghề mới nhận ra được mùi gỗ và phân biệt, và làm lâu dài họ có thể nhìn gỗ là đoán được. Theo kinh nghiệm dân gian thì cách nhận biết gỗ đó có phải gỗ huỳnh đàn hay không dựa chủ yếu vào lõi. Lõi sưa rất cứng, phải trên 10 năm tuổi mới bắt đầu cho lõi. Đây là cây sinh trưởng chậm, một năm chỉ có thể sinh trưởng dưới 0,5 cm đường kính.

Ngoài ra thì gỗ huỳnh đàn được chia làm 3 loại chủ yếu và dưới đây là cách giúp bạn có thể phân biệt được từng loại gỗ huỳnh đàn :

  • Huỳnh đàn trắng: cây huỳnh đàn trắng khi trưởng thành có thân khá nhẵn, lớp vẩy chết chỉ hình thành khi cây có số năm lớn. Quả lại mọc đơn lẻ, thi thoảng có mọc thành chùm, nhìn hơi lép. Tuy nhiên, gỗ huỳnh đàn trắng(gỗ sưa trắng) lại không có được vẻ đẹp như vậy. Lớp thịt bên ngoài của gỗ khá dày, màu nhạt hơn hẳn, hoa văn cũng mảnh nhỏ và không sắc nét như sưa đỏ. Chất gỗ khi ứng dụng vào thực tế cũng không đem lại ấn tượng. Những đặc tính này dẫn đến huỳnh đàn trắng có sự chênh lệch lớn so với huỳnh đàn đỏ về sự phổ biến cũng như giá trị sử dụng.
  • Huỳnh đàn vàng: cây huỳnh đàn vàng cho gỗ giác màu vàng nhạt, gỗ lõi thường thẫm hơn. Gỗ có mùi thơm có thể cất lấy tinh dầu hoặc dùng làm hương (nhang) đốt. Sử dụng gỗ huỳnh đàn vàng để đóng các sản phẩm nội thất cao cấp sẽ giúp bạn thể hiện sự giàu sang, phú quý cũng như gu thẩm mĩ sang trọng của bản thân.
  • Huỳnh đàn đỏ: huỳnh đàn đỏ có sự phổ biến cao và được ứng dụng nhiều trong đời sống thực tế hiện nay. Tại sao lại như vậy? Huỳnh đàn đỏ là cây gỗ trung bình, cao 15 – 18m, sinh trưởng nhanh,dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể thu hoạch sau 8 – 10 năm trồng. Bên cạnh đó, Cây Sưa Đỏ hầu như không có tán nên không cạnh tranh ánh sáng với các cây trồng khác như: Xoài, Điều… Bà con có thể trồng ven vườn nhà, đường đi hoặc trồng rừng. Do tán ít nên có thể xen canh với các cây trồng khác, từ cây ngắn ngày đến dài ngày.
    Gỗ Sưa Đỏ rất đẹp, lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hay nâu đen, thớ mịn, không sợ mối mọt. Gỗ Sưa Đỏ có mùi thơm, đôi khi có thể dễ bị nhầm lẫn với các loài cây gỗ khác. Đường nét hoa văn trên cây gỗ hút hồn người xem bằng những đường nét tự nhiên, uốn lượn ngẫu hứng. Nhiều người cho rằng Cây Sưa Đỏ có giá trị cao như vậy vì ngoài những đặc điểm ưu việt của Gỗ Sưa Đỏ (đẹp, tốt, không mối mọt…), nó còn có tác dụng khác về mặt tâm linh.

Gỗ huỳnh đàn đỏ có độ bền hạng nhất? Nhiều người vẫn tin rằng, gỗ huỳnh đàn đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quí, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.

Ứng dụng của gỗ huỳnh đàn trong đời sống của con người

Gỗ huỳnh đàn – “báu vật” của các vua chúa thời xưa : Gỗ sưa là một trong 4 loại gỗ quý nhất cùng với Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực. Vì vậy, người xưa thường chế tác gỗ sưa đỏ để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc và còn là vật cống nạp cùng với các loại châu báu.

Gỗ huỳnh đàn là vị thuốc quý chữa “bách bệnh”: Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ huỳnh đàn đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết.

Là một loại thảo dược
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Hiện tại ở trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ huỳnh đàn này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, gỗ huỳnh đàn chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.

Gỗ huỳnh đàn dùng để ướp xác, trừ tà
Hiện nay, gỗ huỳnh đàn đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ huỳnh đàn.

Riêng ở Việt Nam, việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng đàn rủ, còn gọi là Ngọc am hay San Mộc và có tên khoa học là Cupressus funebris chứ không phải gỗ huỳnh đàn đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, gỗ sưa có thể không dùng làm hương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải là loại tiết ra tinh dầu thơm.