Long Mã là con thú ghép giữa rồng và ngựa. Rồng có tính biến hóa, uyển chuyển; ngựa có tính dũng mãnh, khôn ngoan nên Long Mã là sự kết hợp tuyệt vời. Long Mã phong thủy mang tính đấu tranh, dùng tạo uy quyền cho lãnh đạo.

Long Mã là con vật thiêng trong huyền thoại và gắn liền với truyền thuyết tối cổ của nền văn minh Hoa Hạ. Tức là vào đời Phục Hy vị vua thứ nhất của thời Tam Hoàng tối cổ của Trung Quốc khi vị vua này đó có được thiên hạ thì đã có huyền thoại về con Long Mã, là đầu rồng, mình ngựa xuất hiện trên dòng sông Hoàng Hà và nó chuyên chở một đồ hình gồm có 10 đường nét, 10 đường nét cơ bản đó hình thành nên bát quái sau này”.

Ở các nước có bản sắc văn hóa Đông phương như Trung Quốc, Việt Nam, tranh tượng Long mã thường được thực hiện theo mẫu mình ngựa có vẩy rồng, đầu rồng, lưng mang bảng Bát quái Tiên thiên, thế đứng rất uy nghi, phong thái hùng dũng đang tiến về phía trước.

Thực chất, Long mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là một linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; cao “tám thước năm tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh nhân để bức cổ đồ” (Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, Sen Vàng xuất bản, Sài Gòn, 1958, tr.41).

https://phongthuygo.com/san-pham/tuong-hoa-ky-lan-trac-do-den-mini-de-ban-co-ky-44cm/

Truyền thuyết Long Mã

Vào thời thượng cổ bên Tàu, đời vua Phục Hy (2852-2737 trước TL), trên sông Hoàng Hà, thình lình một trận giông lớn nổi lên, nước sông dâng cao, có nổi lên một con quái đầu rồng mình ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước, trên lưng có nhiều đốm đen trắng xếp theo một trật tự đặc biệt và có mang một cây bửu kiếm. Dân chúng thấy chuyện lạ, vội cấp báo cho vua Phục Hy biết. Nhà vua liền đến nơi, đứng trên bờ sông quan sát. Vua Phục Hy là vị Thánh Đế nên biết con quái ấy là con Long mã, một loại thú linh hiếm có, ít khi xuất hiện. Ngài phán rằng: “Nếu phải nhà ngươi đem báu vật đến dâng cho Ta thì hãy lại đây, đến trước mặt Ta.”

Long mã như biết nghe tiếng người, từ từ đi vào bờ, đến trước mặt vua Phục Hy thì quì xuống.

Vua Phục Hy thấy trên lưng Long mã có một bức đồ gồm 55 đốm, nhà vua ghi nhớ vị trí các đốm rồi gỡ lấy bửu kiếm. Xong, Long Mã liền trở ra khơi và đi mất. Mực nước sông Hoàng Hà sụt xuống như cũ.“Vua Phục Hy vẽ lại những đốm trên lưng Long mã, tạo thành một bức đồ, đặt tên là Hà đồ.

Nhà vua quan sát các chấm nầy, kết hợp với sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất, nghĩ ra cách tượng trưng Âm Dương, Ngài vẽ ra được Bát Quái Đồ, gọi là Tiên Thiên Bát Quái Đồ.

Xem thêm:

Ý nghĩa hình tượng con Long Mã

Như thế sự tích “Long mã phụ đồ” (Long mã mang bức đồ, về sau gọi là Hà Đồ) có liên quan mật thiết với nguồn gốc Kinh Dịch. Nên hầu hết các bức tranh tượng Long mã đều thể hiện hình Bát Quái Tiên thiên trên lưng Long mã. Đó là do thiện ý người xưa muốn diễn dịch nguồn gốc của Bát Quái do Vua Phục Hy sáng tác từ sự trực nhận của Ngài trên bức đồ gồm 55 điểm đen trắng. Với “hệ thống” Hoàng Hà – Long mã – Hà Đồ – Bát quái – Kinh Dịch, ta thấy Long mã đã trở thành một biểu tượng của vũ trụ quan Đông Phương.

  • Long mã là con ngựa rồng. Đối với Đông phương, rồng là một linh vật, cùng với lân, qui, phụng hợp thành Tứ linh. Rồng thường ở trên cao, khi ẩn khi hiện trong mây, vùng vẫy khắp không gian, biểu trưng cho những gì có tính chất cao thượng, mạnh mẽ, linh hoạt, thuộc Dương, và thuộcTiên thiên. Về không gia là trục tung.
  • Mã là ngựa, tuy không thuộc linh vật, nhưng là vật rất hữu dụng trong nhân gian, di chuyển nhanh trên mặt đất theo đường thẳng ngang, chở nặng, có sức bền bỉ, có nghĩa khí., thuộc Hậu thiên.Về thời gian là trục hoành.
  • Vậy Long mã tiêu biểu đầy đủ các phạm trù Âm Dương, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiên – Hậu thiên, và cuộc tiến hóa của vạn vật (ngựa hóa rồng)

Bởi thế, tại các đình chùa, điện thờ, miếu mạo, Long mã thường được khắc họa hay đúc tượng trên các vật thể như bình phong, hoành phi để vừa trang trí chốn tôn nghiêm, vừa có công dụng phong thủy trừ tà , khử trược.

Ở các nước có bản sắc văn hóa Đông phương như Trung Quốc, Việt Nam, tranh tượng Long mã thường được thực hiện theo mẫu mình ngựa có vẩy rồng, đầu rồng, lưng mang bảng Bát quái Tiên thiên, thế đứng rất uy nghi, phong thái hùng dũng đang tiến về phía trước.

Tất cả các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian đều có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy. Nó song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo. Long Mã được gửi gắm ước mơ cuộc sống thanh bình và lạc nghiệp

Tác dụng phong thủy của tượng Long Mã

Theo quan niệm phong thủy, hình ảnh ngựa tượng trưng cho sự nhanh nhẹn và còn là biểu tượng của thành công (mã đáo thành công). Hình ảnh rồng tượng trưng cho sự vượt trội tột bậc và còn là biểu tượng quý nhân.

Long Mã thích hợp với những người làm cơ quan nhà nước, ở vai trò lãnh đạo. Ngoài Long Mã phong thủy còn có 4 vật phẩm phong thủy cát tường nên trưng trong phòng làm việc của lãnh đạo khác, bạn nên tìm hiểu.

Trong phong thủy nhà ở, Long Mã ngoài việc dùng tạo uy quyền cho lãnh đạo, còn chuyên hóa giải Tam Sát. Tam Sát là tổ hợp của ba Sát: Kiếp Sát, Tai Sát và Tuế Sát.

Tuế Sát gây trở ngại cho các mối quan hệ, ngăn cản bước tiến tới thành công; Kiếp Sát gây mất mát tiền của và Tai Sát gây rủi ro, tai nạn. Phạm Tam Sát có thể khiến cho thanh danh, tiền bạc và các mối quan hệ bị hủy hoại.