Đặt tượng và treo tranh trong nhà đang được xem là xu hướng trang trí nội thất ưa chuộng hiện nay. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tượng cũng như ý nghĩa của từng pho tượng thường được đặt trong nhà.

Theo phong thủy, 3 bức tượng thường được đặt trong nhà là Phật Di Lặc, Quan Công, Khổng Minh được coi là Thần tài, thần bảo vệ, Thần trí tuệ. Ngoài ra một số tượng khác cũng thường được trưng bày trong gia đình: Quan Âm, Bồ Tát, Cá chép vượt vũ môn, ngựa “mã đáo thành công”, Bộ Tam Đa, Cặp lộc bình, Cặp chúc phúc… Tất cả hầu như đều có ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, mang đến điều tốt lành cho gia chủ.

Ý nghĩa của những bức tượng gỗ

Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Bồ Tát Di Lạc): là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy, biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, khi được trưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Người ta thích chọn Phật Di Lặc vì dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.

Quan Công: là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại tà ma ngoại đạo. Đối với những người làm quan trong quân đội, công an, pháp luật…, tượng sẽ giúp tạo được sự uy nghiêm, trí dũng và hóa giải việc bị tiểu nhân gièm pha.

Khổng Minh: là vị thánh biểu trưng cho trí tuệ, sự thông minh và uyên bác có lợi cho học hành thi cử và công danh sự nghiệp. Tượng Khổng Minh thích hợp cho nhà lãnh đạo, cố vấn, chuyên gia quân sự vì mang lại sự thông minh, uyên bác có lợi cho học hành, thi cử.

Bộ Ngũ Phúc, Tam Đa (năm điều tốt lành): Ngũ Phúc tức Phú (giàu), quí (sang), thọ (sống lâu), khang ( mạnh khỏe), ninh ( an toàn), sau này hai thành tố bị giản lược là Khang và Ninh tức là sức khỏe và an toàn có thể nhập với thành tố Thọ vì có sức khỏe mới sống lâu, có Lộc thì mới có an lành trở thành bộ Tam Đa (Phúc, Lộc, Thọ).

Tượng Chúc Phúc: là hình ảnh của 2 đứa trẻ hoặc hình ảnh 2 ông Di Lặc mang lại may mắn, hạnh phúc, viên mãn cho gia chủ.

Cá chép vượt vũ môn: Trong truyền thuyết ai cũng biết câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.

Lộc bình cặp: Lộc bình tượng trưng sự sung túc, ấm no, tài lộc viên mãn của gia chủ. Lộc bình dùng để thờ hoặc trang trí nhà cửa từ nhiều đời nay đã trở nên thân thuộc với mọi gia đình.

Ngựa “mã đáo thành công”: Ngựa là con vật trung thành nhất. Nó được xem là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài và may mắn mang lại tài lộc. Người xưa thường dùng ngựa để chúc tụng nhau trong hành sự hay làm ăn được suôn sẻ “Mã đáo thành công”. Chính vì thế, doanh nhân thường chọn cho mình những biểu tượng ngựa thích hợp cho từng công việc làm ăn.

Tượng Quan âm, Phật tổ: Trong thế giới tâm linh thì Đạo Phật chi phối phần lớn tư tưởng tôn giáo các quốc gia Á Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Phật Pháp Vô Biên tức là đạo pháp của Phật có công năng mạnh mẽ trên tất thảy mọi thứ. Theo Đạo Phật, Phật Tổ và Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là vị phật chuyên cứu hoá chúng sinh lầm than.là biểu tượng của phật giáo, thường dùng để thờ cúng trong nhà.

Bộ tứ quý (thông, trúc, cúc, mai): là bộ tranh trang trí biểu tượng cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Bộ tứ quý đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hóa truyền thống và được coi là biểu tượng quan trọng ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.

Bộ Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng): là bốn linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tương truyền mỗi khi một trong bốn tứ linh xuất hiện là điềm lành, xuất hiện thánh nhân mang lại cuộc sống ấm no, yên bình cho dân.