Xuất hiện trong các bữa tiệc mừng thọ, là vật phẩm cát lành đem bình an và cầu trường sinh của rất nhiều gia đình phương Đông, vậy đào tiên có nguồn gốc từ đâu và tại sao có ý nghĩa như vậy.

1. Truyền thuyết đào tiên

Trong thần thoại Trung Quốc, đào tiên được trồng trong vườn cây của Tây Vương Mẫu, vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vị thần tối cao của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại. Nơi ở của bà được gọi là Bể Ngọc với vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên.

Theo truyền thuyết, những trái đào trong vườn cây ăn trái của Tây Vương Mẫu chỉ chín mỗi 3000, 6000 hay 9000 năm. Khi đó, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp này. Các vị thần, bao gồm các vị Bát Tiên nổi tiếng, sẽ được mời dự bữa tiệc này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bất cứ ai ăn đào tiên sẽ không chỉ bất tử, mà còn kéo dài tuổi trẻ vĩnh viễn.

Mặc dù đào tiên thường dành riêng cho các vị tiên, Vương Mẫu vẫn đặc biệt cho một số người nếm thử loại quả thiêng này. Theo các nhà sử học Trung Quốc cổ đại, chỉ có hai người phàm đã từng nếm đào tiên. Người đầu tiên là một vị vua thời nhà Chu. Theo truyền thuyết, nhà vua đã đi đến dãy núi Côn Lôn và gặp Tây Vương Mẫu. Ông ở lại Bể Ngọc trong vài ngày và được thết đãi đào tiên cùng với rượu. Sau khi rời khỏi Bể Ngọc, nhà vua cố gắng tìm lại nơi này nhưng mọi nỗ lực của ông đều không thành.

Người thứ hai được nếm thử đào tiên là Hoàng đế Vũ Hán. Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế được Tây Vương Mẫu tặng một số trái đào. Hoàng đế sau đó đã bảo quản những trái đào quý này trong hầm đá và chúng lần đầu tiên xuất hiện dưới triều Minh. Tương truyền, hầm đá nơi lưu giữ trái đào có khắc 10 chữ.

Đào tiên rất quý nên chúng đã từng bị đánh cắp. Một đại thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc đã đánh cắp đào và bị Tây Vương Mẫu phát hiện. Theo Vương Mẫu, người này đã từng là một cận thần của bà trên núi Côn Lôn nhưng đã tạm thời hạ phàm như một hình phạt vì đánh cắp đào tiên.

Tuy nhiên, vụ trộm đào nổi tiếng nhất trong truyền thuyết đó là Tôn Ngộ Không. Được Ngọc Hoàng giao chăm sóc vườn cây ăn quả của Tây Vương Mẫu, Ngộ Không đã trộm và ăn đào tiên, sau đó bị phát giác bởi một tiên nữ hầu hạ Vương Mẫu đi lấy đào cho bàn tiệc.

2. ý nghĩa phong thủy

Không có cây trái nào lại mang ý nghĩa biểu tượng sâu rộng như cây đào. Mỗi bộ phận trên cây đào đều mang một ý nghĩa tích cực.

Cây đào được xưng là “thần thụ tiên mộc”, có thể áp chế tà khí, có tác dụng trấn trạch trừ tà. “Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật, tổng bả tân đào hoán cựu phù”, dân gian thường dùng đào mộc làm bản viết câu đối, cũng chính là dùng bùa đào để trừ tà. Đào mộc thường được dùng làm pháp khí của đạo sĩ. Bởi vậy, đào cũng được xưng là loại quả “Trên thông với thần, dưới trấn áp quỷ”, là loại quả được Thần linh ban tặng. Ngày xưa vũ khí như cung tên thường được làm từ gỗ đào. Các đạo sĩ Lão giáo cũng dùng gỗ đào để làm con dấu mang hình bùa hộ mạng.

Hoa đào được cho là có thể làm cho đàn ông bị mê hoặc. Người ta nói bùa yêu của Lão giáo có sử dụng hoa đào để tăng thêm hiệu quả.

– Cây đào xum xuê quả, đầy lộc non là lời cầu mong sức khỏe, an lành đến mọi thành viên trong gia đình.

– Gỗ đào có thể chống lại những linh hồn quấy phá hoặc yêu ma.

– Quả đào, hơn cả, vẫn là quan trọng nhất. Trước hết, quả đào là biểu tượng của tuổi xuân, vì chỉ mùa xuân, đào mới ra hoa, kết quả. Mùa xuân được cho là mùa tốt nhất để tổ chức hôn lễ nên quả đào tiên cũng là biểu tượng của hôn nhân. Những ai độc thân bày quả đào phong thủy trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên. Không chỉ vậy, từ xưa nay đào vốn còn được coi là biểu tượng của tuổi thọ. Bày quả đào trong nhà sẽ giúp tất cả các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, tránh được bệnh tật, tai ương.