Nhân Vật Quan Công được hình tượng hóa trong tác phẩm Tam Quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung, sau này nhân vật Quang Công được chuyển thể qua nhiều dạng loại hình nghệ thuật khác đặc biệt là sản phẩm tượng gỗ. Hiện nay tượng quan công được thờ phụng trong nhà như 1 vị thánh chuyên trấn áp hung khí, phòng chống tà ma ngoại đạo.
Đặt tượng Quan Công gỗ được trưng bày ở trong nhà, đặc biệt ở vị trí đối diện cửa trước với vẻ mặt nghiêm nghị của ông sẽ xua đi những điều xui xẻo và sát khí xâm nhập vào nhà qua cửa. Người ta đã tin rằng tất cả năng lượng xấu đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công. Bởi vậy mà tượng Quan Công gỗ trắc được xem là biểu tượng trấn trạch hiệu quả nhất.
Sự tích xưa về quan công Quan Vũ, còn được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường là 1 vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông chính là người đã góp Công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với ngôi vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng chính là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách viết của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa xưa, gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông chính là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Ý nghĩa tượng Quan công trong phong thủy
Quan công luôn xuất hiện với những hình ảnh khí khái mãnh liệt, gương mặt cương quyết luôn có phần dữ dằn, mặt đỏ và dâu dài, trên tay thường cầm long đao trong tư thế sẵn sàng. Người ta quan niệm Tượng Quan Công có gương mặt càng dữ thì hiệu quả càng mạnh.
Quan Công đại diện cho “thế lực” những người bảo vệ lẽ phải, chống lại “thế lực” chuyên áp bức, bóc lột những người khác, đặc biệt là những người dân nghèo. Sức mạnh phi thường, vẻ oai nghiêm lẫm liệt của ông mang tới niềm vui, niềm hạnh phúc và bình an cho mọi người. Ngày nay, người dân thường sử dụng tượng Quan Công ngụ ý để muốn khẳng định vị trí của mình trong xã hội, thích hợp làm thần hộ thân cho những nhà kinh doanh, người làm to, làm chính trị. Bởi vậy mà rất nhiều gia đình đã thờ cúng và trưng bày tượng quan công bằng gỗ rất nhiều.
Với một số hướng nhà xấu ảnh hưởng đến gia chủ thì nên dùng tượng Quan Công trấn giữ ở cửa, quay mặt ra hướng chính diện với cửa lớn. Đối với một số hướng nhà bị sao xấu chiếu đến cũng dùng tượng quan công nhằm chế hóa.
Với những người đang làm chức lớn hay có tầm quan trọng trong kinh doanh, chính trị hoặc những tổ chức sẽ thường xuyên gặp phải người đố kị chơi xấu, thường xuyên dùng những âm mưu thủ đoạn để hãm hại. Do vậy người ta tin rằng những nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đặt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ để chống lại các thế lực đang làm ảnh hưởng tới họ.
Để trấn trạch gia chủ nên đặt ở chính giữa hướng nhìn thẳng cửa ra vào hoặc ở những vị trí Sát tinh chiếu ví dụ như: hoạ hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh…Đối với trường hợp nhà hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây có thể trưng bày ở trung tâm của căn nhà hay căn phòng.
Để cầu tài, mọi người thường thờ Quan Công với ý nghĩa ngài sẽ mang tới cho gia đình nhiều tài lộc, công việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi, dẹp trừ tiểu nhân.
Cấm kị đặt tượng ở những nơi như phòng ngủ, phòng bếp hoặc nhà vệ sinh, những chỗ không trang nghiêm, tĩnh tại phạm bất kính.
Một số tượng Quan Công Phổ biến:
- Tượng Quan Công Cưỡi ngựa: hình tượng con ngựa gắn liền với những cánh đồng thảo nguyên và oai phong của những vị tướng trong chiến trận tiêu diệt kẻ thù. Do vậy tượng quan Công cưỡi ngựa đã tạo nên vẻ hùng dùng uy phong của 1 vị tướng ngoài chiến trường.
- Tượng Quan Công đọc sách: xuất phát từ sự tích Quan Công được Tào Tháo sắp xếp ở với 2 chị dâu vợ của Lưu Bị với âm mưu dựa vào sắc đẹp của hai nàng Nhị Kiều hy vọng Quan Công không giữ được mình mà làm điều không tốt. Ngờ đâu Quan Công lấy đuốc ra đốt và đọc sách “Xuân Thu” làm Tào Tháo rất cảm phục. Về sau truyện đó được lưu truyền trong dân gian và mọi người lấy hình tượng đó để thờ cúng về đức tính trung thành, quả quyết không dễ bị lay động.
- Tượng Quan công với tướng đứng hùng dũng trên tay cẩm thanh đao, gương mặt cương nghị thể hiện được khí khái anh hùng không thể dễ dàng khuất phục, không chỉ dùng để trang trí mà còn góp phần tạo được sự uy nghiêm, trang trọng cho căn phòng của gia chủ.
Biểu tượng Quan Công dù đang ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hoặc trừng mắt nhìn quân thù, trưng bày Tượng Quan Công trong nhà đều mang lại năng lượng rất mạnh. Hơn nữa ngoài lợi ích bảo vệ thì còn có tác dụng mang tới sự thịnh vượng, trí tuệ và tiền bạc trong kinh doanh, do vậy đây là sản phẩm lý tưởng cho những cửa hàng, công ty, doanh nghiệp ….
Vị trí trang trọng đặt tượng Quan Công trong nhà
Tượng Quan Công bằng gỗ thường được đặt ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào chúng sẽ phát huy vai trò bảo hộ. Thứ 1, vị trí trên cao khiến ai bước vào nhà hoặc vào phòng cũng phải ngước nhìn. Thể hiện được sự oai phong, tầm ảnh hưởng lớn của người chủ. Thứ 2, tượng quan công đặt trên cao là cách để ngài có thể quan sát xa hơn, rộng hơn chính vì thế mà bảo vệ ngôi nhà tốt hơn. Đặt tượng gần cửa thì mọi điều xấu không thể xâm nhập vào bên trong mà bị đẩy lùi ra xa.
Gia chủ chỉ nên đặt tượng gỗ Quan Công ở trong những phòng cần thiết ví dụ như phòng làm việc, phòng khách để có thể phát huy vai trò bảo vệ. Tượng được đặt trong phòng khách sẽ giúp xua đi những suy nghĩ tiêu cực đang làm ngưng trệ suy nghĩ của các bạn. Thay vào khoảng trống này chính là sự tự tin, khả năng tập trung cao để hoàn thành tốt công việc. Còn khi đặt trong phòng khách hoặc lối huyền quan, chúng sẽ giúp xua đuổi tà dữ, ngăn chúng không đi vào trong không gian phía trong ngôi nhà, giữ cho ngôi nhà luôn luôn yên bình và an lạc.
Điều kiêng kị khi chọn vị trí đặt tượng quan công
Tuyệt đối các bạn không được đặt tượng Quan Công trên chỗ thờ cúng bởi vì chỗ thờ cũng chỉ dành riêng cho thờ tổ tiên, ông bà, thờ Phật, Bồ Tát. Quan Công chỉ là 1 nhân vật lịch sử, dùng tượng Quan Công như 1 lá bùa hộ thân vì thế không thể đặt tại vị trí linh thiên trong nhà.
Không nên đặt tượng ở các vị trí khuất ví dụ như chân cầu thang, góc nhà, góc bàn,… điều đó sẽ không phát huy được lợi ích bảo hộ của tượng. Người ta sẽ dễ dàng nhầm lẫn với tượng ông địa thường đặt trong góc nhà, góc tường. Mặt khác tượng quan công cũng sẽ bị bụi bẩn bám vào, lâu ngày dẫn đến tượng bị hỏng, không tốt cho phong thủy. Đặc biệt là những loại gỗ quý thì quả chính là phí phạm tiền của. Hoặc trong vị trí cầu thang, chỗ hay đi lại bạn sẽ vô tình thất kinh với ngài chính vì thế chúng làm mất đi hiệu quả mà tượng sẽ mang tới cho gia đình.
Không nên đặt tượng Quan Công trong phòng ngủ, cạnh nhà vệ sinh, phòng bếp hoặc căn phòng sinh hoạt riêng tư nào khác. Bởi vì hành động đó được coi là bất kính và có thể gây ra những rủi ro cho người trong gia đình. Giấc ngủ không được ngon, cơ thể luôn mệt mỏi hay đau ốm,… Gia chủ nên đặc biệt lưu ý tới điều này vì nó sẽ mang tới những tác dụng ngược không mong muốn.