Sale

Bình cắm lông công gỗ thủy tùng việt 49cm

2,500,000

  • Bình cắm lông công gỗ thủy tùng – tác dụng chưng như bình phay tài lộc, nhưng miệng khoét có thể cắm lông công hoặc hoa giả để chưng bàn/tủ phong thủy
  • Kích thước: 49x16x15cm
  • Chất liệu Thủy Tùng Việt nguyên khối 100%, vân chun, đa sắc, có hốc lũa lâu năm
  • Hàng có sẵn bao vận chuyển toàn quốc – cam kết 100% vân như trên hình ảnh
  • Màu nâu vàng đen – trung tính
  • Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượn, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia chủ. Những sản phẩm làm từ gỗ thủy tùng có giá trị rất cao, có thể lên tới hàng tỉ đồng.

Description

Bình cắm lông công phong thủy

Bình phay có nhiều tên gọi khác nhau như: Bình nghệ thuật, bình phay nghệ thuật, bình thế gỗ tự nhiên… Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đặc trưng của bình phay là được thiết kế dựa theo hình dáng tự nhiên của những gốc cây. Bình có miệng giống như những cánh bèo uốn lượn và kéo dài giống như dòng nước từ bình đang tràn ra ngoài. Cổ bình nhỏ lại, thân bình phình lớn giống như thân cây bèo. Người ta quan niệm rằng thân bình càng lớn thì tác dụng phong thuỷ càng mạnh.

Tác dụng phong thuỷ của bình phay nghệ thuật: Bình có tác dụng thu hút tài lộc, khai thông vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra, bình cũng là món đồ trang trí ĐỘC – LẠ. Chất liệu gỗ quý góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm.

Note: riêng bình cắm lông công tương như bình phay nghệ thuật tài lộc tuy nhiên có thêm để cắm lông công hoặc hoa giả.

Các loại lục bình/chum phú quý thường được trưng bày 2 bình, 3 bình, 5 bình hoặc 9 bình. Riêng bình phay lại thường được trưng theo dạng độc bình (chỉ một bình duy nhất). Rất ít khi thấy bình phay trưng dạng song bình hoặc tam bình. Người chơi độc bình thường là lãnh đạo, quyết đoán và là người đi đầu trong lĩnh vực họ tham gia. Bình nghệ thuật thường được đặt ở vị trí có thể đón ánh sáng vào nhà để bình hút năng lượng tích cực từ bên ngoài vào nhà.

Gỗ thủy tùng việt

Thủy tùng được xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng, tại Việt Nam chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk. Giá loại gỗ này cũng được dân buôn đánh giá là “vô cùng”. Thủy tùng có tên khoa học Glyptostrobus pensilis là loài thực vật cổ hiện nằm trong sách đỏ tại Việt Nam. Hiện trên thế giới chỉ có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, thủy tùng cũng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với 162 cây tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.

Cây có đặc điểm thân gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính thân 0,6-1 m, vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc quanh gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp.

Về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng đắt vì có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này cũng có nhiều màu như xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ… Vân cũng được chia ra vân chỉ, chuối hoặc không vân (hàng gốc). Đặc biệt, gỗ mùi thơm nhẹ tựa như gỗ sưa, lúc nào cũng tiết ra nhựa dù đã làm ra sản phẩm.

Các loại Gỗ thủy tùng:

  • Gỗ thủy tùng là loại gỗ tốt, có mùi thơm, tớ mịn, và không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, gỗ thủy tùng dễ gia công, xốp và nhẹ nên được dùng làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh…
  • Gỗ thủy tùng tồn tại trong thị trường gồm hai dạng: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau.
  • Gỗ thủy tùng xanh: là những khối gỗ Thủy Tùng ngâm sâu dưới bùn đất trong hàng trăm năm. Môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng đẹp mắt. thường vùi sâu dưới lòng đất giữa đại ngàn Tây Nguyên, hoặc thậm chí có những khối còn nằm sâu dưới lòng hồ Thủy Điện. Chính vì vậy mà tìm kiếm và khai thác được một khối gỗ tùng xanh tốn rất nhiều nhiều thời gian và công sức.

Những khối gỗ Thủy Tùng Xanh thường có đường vân đậm và màu sắc đẹp hơn so với Thủy Tùng Đỏ. Đường vân đậm và sắc nét, uốn lượn mềm mại tạo thành những đường tròn vô cùng đẹp mắt.

Ứng dụng:

  • Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượn, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
  • Cành lá và nón chín dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da, cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng vena o hồ để giữ đất chống xói lở.
  • Cây thủy tùng đang trong một tình trạng nguy cấp vì đang bị tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy hoàn toàn để làm ruộng nước, hiện còn không quá 100 cá thể các gỗ.
  • Những sản phẩm làm từ gỗ thủy tùng có giá trị rất cao, có thể lên tới hàng tỉ đồng.

Xem thêm: www.thuytungviet.com