Description
Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam.
Gỗ trắc đen: Giá thành rẻ hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn không kém cạnh về giá trị sử dụng. Đặc biệt thời gian gần đây thị trường Trung Quốc thu mua loại gỗ này nên chúng lại càng trở nên khan hiếm tại Việt Nam. Gỗ trắc đen có màu nâu đen, trên thân gỗ có những đường vân kẻ sọc đẹp mắt. Miếng cắt gỗ khá mịn và bóng nên không cần sự tác động của si bóng thì những sản phẩm từ loại gỗ này cũng đã rất đẹp rồi. Mùi thơm của gỗ có thể xua đuổi ruồi, muỗi, côn trùng.
Tượng đạt ma có ý nghĩa gì trong phong thủy và thế giới tâm linh
Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, không thể không nhắc đến tư tưởng Thiền tông mà Ngài là người kế thừa và được tư tưởng đó hun đúc nên con người siêu việt. Tinh hoa Thiền Bồ Đề Đạt Ma là dạy cho con người triệt ngộ cội nguồn tâm linh, quay lại sống với chính mình.
Thiền tông chính là tâm hồn, võ thuật chính là thể xác của Đạt Ma, do vậy, sự xuất hiện của 2 nền tư tưởng và học thuật này, đây là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự con người Đạt Ma. Tổ sư đạt ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi với sự tôn kính cao cả của người. Ông là một minh chứng sống thực cho sự giao thoa, kết dính tạo nên hào khí kiêu hùng trong dòng chảy cuộc đời ngược xuôi.
Tượng gỗ đạt ma khất thực: Truyền thống Khất thực của những vị tu hành là một trong những nét đặc sắc của Đạo Phật. Khất sĩ được hiểu là khất thực và khất pháp, là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Hình tượng bồ đề đạt ma khất thực từ lâu đã là một trong các đề tài được sáng tác nhiều với khuôn mặt, bộ râu và tướng mạo siêu thoát trần tục. Tượng có ý nghĩa răn bảo người sống cần phải tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi mà đánh mất chính mình.
Hình ảnh: