Gỗ măn (hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm, đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv….
Gỗ măn là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc , cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ khi còn là cây non cây măn này thường hay bị lộn giác đến khi lớn lõi không được cung cấp dinh dưỡng và tự khô đi và tự rỗng ruột , cây càng rỗng to vân càng đẹp, riêng bộ phận rễ của cây được cấu tạo theo lớp rễ chùm , rễ ăn len lỏi vào đá đi rất xa để tìm đất lân trên núi đá để hút chất dinh dưỡng nuôi cây
Gỗ măn thường có 2 loại: đó là măn vàng và măn sừng, vân ăn theo chiều dọc của lớp gỗ vân thường có mầu chỉ đen và mầu chỉ hơi xanh đen, gỗ măn không có mùi vị đặc trưng, gỗ măn vàng trông sáng và đẹp hơn măn sừng là vì: Măn sừng có mầu vàng pha mầu đen tôm hơi thô nhưng gỗ rất nặng
Xét về độ cơ học thì gỗ măn là 1 loại gỗ không bao giờ bị mối mọt , không bao giờ bị cong vênh hay nứt nẻ , dù có để ngoài trời hàng trăm năm cũng không bị mục nát hay nứt nẻ mà qua quá trình của tạo hóa chỉ có thể tạo lũa rất đẹp. Thứ hai là gỗ có mầu vàng sáng , độ chịu lực cơ học rất cao gần ngang với gỗ đinh. Để so sánh với gỗ đinh thì chưa thể khẳng định vì gỗ đinh được xếp vào nhóm I quý hiếm nhưng chắc chắn là màu gỗ và vân thì không bao giờ đẹp bằng gỗ măn, độ bền thì vĩnh cửu hơn là gỗ nghiến hay gỗ lim vậy thì tại sao gỗ măn lại không có ở trong dang sách nhóm bảng của các loài gỗ quý hiếm để nhà nước còn khoanh bảo vệ để nhân giống và tái sinh.