Bí mật về Đạo lý huyền diệu của 12 con Giáp, hãy xem con Giáp mà bạn cầm tinh có ý nghĩa như thế nào?

Mười hai con Giáp là bộ phận hợp thành của văn hóa truyền thống Á Đông. Rất nhiều người thấy kỳ lạ là sao thế giới tự nhiên lại có nhiều sinh vật đến vậy, tại sao chỉ có mười hai con động vật trở thành những con vật được cầm tinh vậy nhỉ? Tại sao chuột lại được xếp đầu tiên trong 12 con giáp nhỉ? Thì ra trong đó ẩn chứa đại trí huệ cổ nhân.

Các nhà khảo cổ học hiện đại cho rằng 12 con Giáp là sản vật trong Thiên can Địa chi. Cổ nhân dùng 12 loại động vật quen thuộc như: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn đại biểu cho các năm. Chúng lần lượt cùng với 12 Địa chi xứng đôi với nhau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi hình thành: Tý – Chuột; Sửu – Ngưu (Trâu); Dần – Hổ; Mão – Mèo (Việt Nam) hoặc Thỏ (Trung Quốc); Thìn – Rồng; Tỵ – Rắn; Ngọ – Ngựa; Mùi – Dương (Dê); Thân – Hầu (Khỉ); Dậu –Kê (Gà); Tuất – Cẩu (Chó); Hợi – Lợn.

Người Á Đông đều dùng động vật tượng trưng cho các năm sinh làm 12 con Giáp để biết được họ cầm tinh con gì, vì vậy dân gian Á Đông thường lấy năm con giáp mình cầm tinh để tính toán ra năm tuổi và vòng tuần hoàn (của số mệnh).

1. Tý – Chuột:

Nửa đêm, lại lấy danh đêm, giữa đêm. Ban đêm từ lúc 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng ngày hôm sau thuộc giờ Tý. Chính là con chuột thừa lúc ban đêm mọi người ngủ yên thì thường hoạt động vào giờ này, vì thế được gọi là “Tý Chuột”.

2. Sửu – Trâu:

Gà gáy, cũng được gọi là “Hoang Kê”. Rạng sáng lúc từ 1 giờ đến 3 giờ, thuộc thời Sửu. Trâu thường ăn cỏ vào ban đêm, nhà nông thường dậy giữa đêm khuya, treo đèn cho trâu ăn, nên được gọi là : “Sửu Trâu”.

3. Dần – Hổ:

Bình lại, cũng được gọi là: bình minh (trời hửng sáng), buổi sáng sớm, ngày lại, v.v. Trời hừng đông lúc 3 giờ đến 5 giờ sáng, thuộc thời Dần. Lúc này con hổ ngày nghỉ đêm đi hung mãnh nhất. Cổ nhân thường nghe tiếng hổ gầm vào thời gian này, nên cũng được gọi là “Dần Hổ”.

4. Mão – Mèo (hoặc Thỏ, theo quan niệm dân gian Trung Quốc):

Giờ Mão: Mặt trời mọc, cũng được gọi là ngày mới bắt đầu, tảng sáng, mặt trời mới mọc, v.v. Sáng sớm từ 5 giờ đến 7 giờ, thuộc thời Mão. Trời mới sáng, Thỏ ra khỏi hang, thích ăn cỏ còn đọng sương, vì vậy được gọi là “Mão Thỏ”.

5. Thìn – Rồng:

Giờ Thìn: Giờ ăn, còn được gọi là Thực sớm (ăn sớm). Cổ nhân gọi là thời gian “Ăn sáng sớm”, cũng được gọi là thời gian ăn điểm tâm (ăn sáng). Sáng sớm từ 7 giờ đến 9 giờ, thuộc về giờ Thìn (cũng được gọi là Thời Thần). Lúc này thường hay có sương mù bay, truyền thuyết nói rằng Rồng thích cưỡi mây đạp gió, lại giá trị ở chỗ mặt trời mới mọc ở hướng Đông, ngày càng đi lên, nên cũng được gọi là “Thìn Rồng”.

6. Tỵ – Rắn:

Giờ Tỵ: Ngẫu Trung, cũng được gọi là Nhật Ngu, v.v. Thời gian gần sát buổi trưa, cũng được gọi là Góc trung. Buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ thuộc giờ Tỵ. Sương mù tản mất, mặt trời chiếu sáng chói chang, lúc này Rắn xuất ra khỏi động và đi kiếm ăn, vậy nên được gọi là “Tỵ Rắn”.

7. Ngọ – Ngựa:

Giờ Ngọ: Giữa ngày, cũng còn được gọi là “Chính Nhật”, giữa trưa, v.v. Buổi trưa, từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, thuộc giờ Ngọ. Đó là có ý nói thời cổ, ngựa hoang không bị thuần phục, mỗi khi giờ Ngọ, chạy khắp nơi hý, nên được gọi là “Ngọ Ngựa”. Lại nói lúc 11 giờ đến 13 giờ, hồng bờm liệt Mã (bờm hồng của con ngựa mạnh mẽ) giống như mặt trời cháy rực lúc ban trưa. Mã (Ngựa) và giờ Ngọ có liên tương quan nên được gọi là “Ngọ Ngựa”.

8. Mùi – Dê:

Giờ Mùi: Mặt trời đi xuống, lại cũng được gọi là Xế ngày, chiều, các loại. Mặt trời nghiêng về hướng Tây nên được gọi là chiều. Sau giờ ngọ từ 1 giờ đến 3 giờ thuộc giờ Mùi. Có địa phương gọi giờ này là “Dê ra sườn núi”, ý nghĩa là thời điểm tốt để đi chăn dê, nên được gọi là “Mùi Dê”.

9. Thân – Khỉ:

Giờ Thân: Giờ cho ăn, còn được gọi là giờ mặt trời trải rộng, ăn tối, v.v. Buổi chiều từ 3 giờ đến 5 giờ thuộc giờ Thân, mặt trời đã ngả về phía Tây, loài Khỉ lúc này vui mừng kêu hót, nên cũng gọi là “Thân Khỉ”.

10. Dậu – Gà:

Giờ Dậu: Mặt trời nhập, còn gọi là mặt trời hạ, mặt trời lăn, chạng vạng, ý là khi mặt trời xuống núi. Buổi chiều từ 5 giờ đến chạng vạng 7 giờ tối, thuộc giờ Dậu. Mặt trời đã xuống núi, gà loanh quanh trước cửa chuồng, nên gọi là “Dậu Gà”.

11. Tuất – Chó:

Giờ Tuất: Hoàng hôn, còn được gọi là Nhật Tịch (ngày đêm), hoàng hôn, v.v. Lúc này mặt trời đã xuống núi rồi, trời sắp tối nhưng chưa tối hẳn, trời đất lu mờ, vạn vật lờ mờ mông lung, cũng được gọi là xế chiều lúc mặt trời lặn. Chạng vạng lúc 7 giờ tối đến 9 giờ khuya thuộc về giờ Tuất. Một khi nói rằng con người vất vả cả một ngày nên chuẩn bị nghỉ ngơi. Chó ngồi trước cửa canh giữ, vừa có động tĩnh, liền sủa gâu gâu. Lại nói mọi người trước khi đi ngủ, lại đi thăm dò một lượt, đi theo họ cũng là chó, nên gọi là “Tuất chó”

12. Hợi – Lợn:

Giờ Hợi: Nhân định, lại gọi là khuya định, v.v, lúc này đêm đã khuya, mọi người đều dừng mọi hoạt động, yên giấc ngủ ngon. Nhân định cũng chính là vắng người, yên tĩnh. Buổi tối khuya từ 9 giờ đến 11 giờ thuộc về giờ Hợi. Lúc này đêm khuya thanh vắng, có thể nghe thấy Lợn đang ủn cái máng, nên gọi là “Hợi Lợn”.

Liên quan đến 12 con Giáp, vì sao mà trình tự sắp xếp và lưu truyền của những câu chuyện thần thoại này lại làm nhiều biết đến như vậy? Còn có một loại thuyết Pháp dựa trên quan niệm đối với âm – dương của người Trung Quốc, lại đem 12 loại động vật phân thành 2 loại âm – dương, mà âm và dương của động vật lại dựa trên sự so le chẵn lẻ của ngón chân động vật mà xác định sắp xếp.

Trong “Dương Cốc Mãn Tuyền” của Hồng Tốn triều đại nhà Tống có ghi chép lại số ngón chân của động vật phải trái trước sau thường là giống như nhau, nhưng duy chỉ có chuột là chân phía trước có 4 ngón, chân sau có 5 ngón, chẵn lẻ đồng thể, vật lấy hiếm là quý, cho nên xếp hạng đệ nhất.

Tiếp theo là Trâu, 4 ngón (chẵn); Hổ, 5 ngón (lẻ); Thỏ, 4 ngón (chẵn); Rồng, 5 ngón (lẻ); Rắn, không ngón (đồng với chẵn); Ngựa, 1 ngón (lẻ); Dê, 4 ngón (chẵn); Khỉ, 5 ngón (lẻ); Gà, 4 ngón (chẵn); Chó, 5 ngón (lẻ); Lợn, 4 ngón (chẵn).

Thời đại nhà Minh, học giả Lang Anh ở trong (7 loại bản thảo được sửa đổi, cầm tinh 12 con Giáp) cũng đưa ra “Địa chi tại hạ”, tức lấy số ngón chân động vật cầm tinh 12 con Giáp phân thành âm – dương.

Vậy tại sao cầm tinh 12 con Giáp lại không có Mèo và Voi? Thì ra Trung Quốc cổ đại vốn không có 2 loại động vật này. Mèo và Voi đều là từ ngoại quốc truyền đến. Nghe nói Mèo là cùng với Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào, cũng có nói Mèo là ở đời Đường, theo Đường Tam Tạng mà truyền nhập vào Hán địa. Cũng có thể nói khi vào thời kỳ Mèo và Voi được đưa đến Trung Quốc thì ở đó đã có cầm tinh 12 con Giáp rồi, vậy nên Mèo và Voi đều không được ở trong đó.