Thân cây khô này là ‘cây hóa ngọc’ hay còn gọi là ‘gỗ hóa thạch’, chính xác là gỗ được bảo quản ở trạng thái đã hóa thạch. Những thân cây hóa ngọc này chủ yếu đã tồn tại từ thời Triassic và Jurassic
Trên thế giới có nhiều châu báu hiếm có, thế nhưng nếu không trải qua đẽo gọt, mài giũa, sẽ không dễ dàng bị phát hiện là bảo vật vô giá.
Tại Myanmar, có những cây lớn chết khô, bề ngoài nhìn không khác gì những thân cây khô thông thường khác trong các khu rừng tự nhiên, thế nhưng những thân cây này thực sư là kho báu quốc gia, cực kỳ giá trị. Theo tìm hiểu, những thân cây lớn chết khô này được phát hiện đầu tiên bởi một công ty chuyên về ngọc ở một ngôi làng thuộc tỉnh Magway, Myanmar. Thân cây hóa ngọc khô này dài khoảng 30m, thực sự đã hóa ngọc bên trong.
Nhiều người thắc mắc, làm thế nào người ta phải hiện thân cây khô khổng lồ này là bảo vật vô giá?
Có người nói rằng, một cư dân địa phương đã nhặt một ít thân cây khô về nhà và rửa đi để dùng vào việc gia đình.Chẳng ngờ, sau khi rửa sạch sẽ, anh phát hiện mảnh thân cây này có màu sắc và chất liệu hết như một khối ngọc phỉ thúy.
Hóa ra, thân cây khô này là “cây hóa ngọc” hay còn gọi là “gỗ hóa thạch”, chính xác là gỗ được bảo quản ở trạng thái đã hóa thạch. Những thân cây hóa ngọc này chủ yếu đã tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước. Thời đó, những thân cây khổng lồ trên bề mặt Trái đất bị gãy, đổ và chìm vào trong lòng đất do sự biến dạng và đứt gãy của vỏ Trái đất.
Sau đó dưới tác động của nhiệt độ thấp, áp xuất cao trong thời gian cực dài, lại được bao quanh bởi các oxit xeri, tạo thành các hóa thạch ngọc bích. Cũng bởi vậy, những cây hóa ngọc này cực kỳ quý hiếm và giá trị. Cây hóa ngọc được phát hiện lần này có kích thước rất lớn và hình dạng hoàn chỉnh, giá trị là vô giá.
Mới đầu công ty khai thác ngọc định chia nhỏ kho báu này để bán nhưng bị người dân phản đối. Cuối cùng, chính phủ Myanmar quyết định đem kho báu này đặt trong bảo tàng lịch sử tỉnh Magway, cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Kiều Dụ (Theo CNT)