Cây mít là loài thực vật có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ Moraceae (họ Dâu Tằm). Ở Việt Nam đây được xem là cây ăn quả phổ biến trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các vùng quê nước ta. Gỗ mít chính là một loại gỗ từ cây mít, loại gỗ này có rất nhiều những giá trị kinh tế cao. Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam.

Cây mít không phải loại cây xuất xứ từ nước ta mà quê hương của nó là ở khu vực Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Mít được trồng nhiều nhất tại các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Bănglađét.

Đặc điểm sinh trưởng của cây gỗ mít

Cây mít là loại cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ và thường được trồng ngoài trời. Mít rất dễ thích nghi nên chúng ta có thể trồng nó ở hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng.

Trong thực tế, vị trí trồng mít ở những vùng quê thường là nơi khô ráo, thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây mít sinh trưởng.

  • Thân cây mít: cao từ 10-30 m, vỏ dày có màu xám sẫm, phân nhiều cành, tán lá rộng khoảng 5-10 m. Các cây mít kích cỡ nhỏ thường có đường kính gốc từ 10-20cm, cây mít trung bình có đường kính gốc từ 20-30cm, cây mít lớn có đường kính gốc trên 30cm.
  • Cành mít: được chia thành nhiều cấp cành, cành non có lông và vết vòng lá kèm, các cành quyết định kích thước của tán lá. Cây có càng nhiều cành thì chứng tỏ nó có sự sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Lá mít: là lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài khoảng 7-15cm, đầu lá có mũi tù ngắn, mép lá nguyên và ở những cây non thường chia 3 thùy, mặt trên có màu lục đậm bóng. Cuống lá dài 1-2,5cm. Lá kèm rất lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng.
  • Hoa mít: là hoa đơn tính cùng gốc cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa được sinh ra trên thân hay các cành chính.
  • Hoa đực: mọc thành bông đuôi sóc, cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh.
  • Cụm hoa cái: hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già. Hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ (quả phức) có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế (quả thật) hợp thành.
  • Quả mít : mít sẽ ra quả sau 3 năm tuổi, vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè tháng 7-8. Quả mít là loại quả phức, ăn được, hình bầu dục kích thước khoảng (30-60)cm x (20-30)cm. Đây là một loại quả ngọt, rất được qua chuộng trong cuộc sống của người dân Việt Nam.
  • Hạt mít: có dạng hình thuôn dài 2-4 cm, rộng 1,5-3 cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài, trong hạt có chứa rất nhiều dinh dưỡng chủ yếu là chất bộ.

Ta có thể dùng mít như một loại hạt lương thực để nấu ăn trực tiếp hoặc chế biến nhiều các cách khác nhau: mít sấy khô, làm mứt,… Các món ăn được chế biến từ mít được mọi người ưa chuộng như: gỏi mít, canh mít, hạt mít rang, mít luộc,… Hạt nẩy mầm khỏe và là cách để nhân giống chủ yếu.

Phân loại cây mít

Hiện nay gỗ mít được phân thành nhiều loại khác nhau, với những đặc điểm riêng của từng loại. Mời các bạn tham khảo cụ thể như sau:

Gỗ từ cây mít dai

  • Loại gỗ mít này sẽ có ít lõi.
  • Cây của nó có tuổi từ 60 năm thì chu vi lõi cũng chỉ bằng chu vi của cái phích nước Rạng Đông.
  • Tuy nhiên lõi mít dai là tốt nhất, hầu như ít cong vênh.

Gỗ từ cây mít mật

  • Loai gỗ này có nhiều lõi hơn gỗ mít dai.
  • Phần thân vỏ, biểu bì (rác gỗ) rất mỏng
  • Có thể khai thác lấy gỗ khi cây đạt từ 30 năm tuổi.

Gỗ từ cây mít rừng 

  • Đây là loại cây quả có mùi như quả mít nhưng không có múi, còn gọi là ba-la-mít
  • Chất lượng nó không tốt bằng gỗ mít vườn nhà do tom gỗ to, kém mịn.

Gỗ mít Nam Phi

  • Đây là một loại gỗ nhập khẩu có màu và tom gỗ tương đồng với mít chứ không phải là gỗ từ cây mít.
  • Chúng cần thời gian xử lý dài để chống cong vênh nứt nẻ, đặc biệt phù hợp để làm đồ thờ sơn son hơn là PU.

Đặc điểm của gỗ mít

Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu chuyển thành màu sẫm đỏ rất phù hợp để thiết kế các món đồ nội thất, thẩm mĩ. Gỗ cây mít có mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng gần giống với mùi trầm. Vân gỗ không nhiều, tuy nhiên thớ và chất gỗ lại rất mịn, mật độ mạch trong gỗ sớm cao hơn gỗ muộn, nhu mô trong mạch dễ trông thấy nên rất thích hợp để dùng làm bàn thờ.

Cây gỗ mít trồng có thớ mềm, ít bị nứt nẻ, khối lượng lại nhẹ nên hạn chế tình trạng bị cong, cũng như mối mọt. Gỗ này thường có tuổi thọ rất cao, trung bình là vài chục năm, có khi lên đến cả trăm năm. Ngày xưa, chỉ có các bật quyền quý giàu sang mới có tiền để sử dụng các sản phẩm từ gỗ mít.

Loại gỗ này khá phổ biến nên cực kì dễ tìm, ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có. Thậm chí, có những gia đình trồng theo vườn diện tích lớn vừa để thu quả, vừa lấy gỗ.

Gỗ mít rất là bền với thời gian, đặc biệt tâm gỗ này rất nhỏ so với các loại gỗ tốt khác. Hiện nay trên thị trường gỗ Mít Lào được nhập khẩu có tâm to hơn nhưng chất gỗ không đẹp bằng gỗ mít được trồng tại Việt Nam.

Ý nghĩa tâm linh, phong thủy của gỗ mít

Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi hoàn thành việc đúc Cửa Đỉnh, nhà vua đã cho chạm hình tượng cây gỗ mít vào cao đỉnh – đỉnh đồng kèm theo chữ Ba La Mật. Từ đó cây gỗ này đã mang một ý nghĩa vô cùng gần gũi thể hiện sự trân trọng cũng như tự hào về loại cây này.

Gỗ mít trồng khá phổ biến ở đình chùa, bởi theo quan niệm thì trong nhà có cây gỗ mít thì sẽ được thần linh che chở. Các đồ thờ cúng mà sử dụng loại gỗ này thì thường khá tốt và mang một ý nghĩa tốt lành đến cho gia chủ.

Ở Ấn Độ, cây gỗ mít thường được gọi cái tên là Paramitra và loại cây thiên liêng của đất nước này.

Ứng dụng của gỗ mít

Gỗ mít chính là một trong những loại gỗ được biến đến nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh vai trò là loại cây ăn quả thì mít còn có giá trị cao về kinh tế, trở thành một vật liệu tốt trong thiết kế đồ dùng nội thất, trang trí, mỹ nghệ như : bàn thờ, bàn ghế, tượng phật,..

Bàn thờ làm từ gỗ mít
Gỗ mít còn được sử dụng rất nhiều trong việc làm bàn thờ, nhất là từ thời xưa. Theo quan niệm thì bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn”, vậy nên dùng gỗ mít để thiết kế bàn thờ vừa thể hiện sự sum vầy con cháu, lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.

Tượng phật làm bằng gỗ mít
Ngày nay, gỗ mít thường được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng Phật nói riêng và tượng thờ nói chung. Bởi vì loại gỗ này vừa có khả năng chống mối mọt lại không chịu nhiều tác động của nước, dễ tìm kiếm và không đắt như các loại gỗ quý khác.

Bàn ghế bằng gỗ mít
Làm bàn ghế bằng gốc cây mít cổ thụ đang được rất nhiều người ưa chuộng. Có bộ bàn ghế làm bằng gỗ mít trong nhà thì rất tuyệt vời.

Dụng cụ âm nhạc làm từ gỗ mít
Gỗ mít được dùng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).