Tứ Tượng là một khái niệm trong triết học, thiên văn và phong thủy của Phương Đông bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong đó, mô tả 4 loài thần thú trấn giữ bốn phương gồm: Thanh Long ở phía Đông, Bạch Hổ ở phía Tây, Chu Tước ở phía Nam, Huyền Vũ ở phía Bắc. Đặc biệt, trong số bốn con thú này, chỉ có Bạch Hổ – tức cọp trắng là con vật có thực ngoài đời.

Trong văn hóa đại chúng, tâm linh và phong thủy

Từ ngàn xưa, hổ là loài vật được con người vừa tôn sùng, vừa sợ hãi. Chúng là loài động vật to lớn nhất trong họ nhà mèo, và cũng sở hữu sức mạnh khủng khiếp nhất. Hổ nhanh nhẹn, mạnh mẽ và có năng lực chiến đấu vượt trội so với các loài thú khác. Chính vì thế chúng được xem là biểu tượng của chiến binh, của quan võ và thường được sử dụng nhiều trong quân sự.

Tính cách của hổ cũng rất đặc trưng, chúng kiên nhẫn nhưng dứt khoát, lại là loài sống cô độc tách biệt. Hổ cai trị núi rừng, ăn thịt muôn loài, còn muôn loài khác phải quy phục nó. Chính vì hổ luôn thể hiện một cá tính mạnh, cộng với ngoại hình ấn tượng, chúng trở thành chủ đề trong thi ca nhạc họa.

Người Việt Nam có tập tục lập miếu thờ hổ, như là một con vật linh thiêng có khả năng trấn trạch, xua đuổi tà ma, ám khí. Trong phong thủy, khi xây dựng nhà cửa người ta thường chọn những vùng đất cao và khô ráo tương tự như thói quen mà loài hổ tìm nơi nghỉ ngơi, nằm quan sát mọi vật xung quanh.

Vùng đất cao ráo, đắc địa được gọi là thế ”rồng cuộn hổ ngồi” cũng là như vậy.

Bạch Hổ trong phong thủy

Bạch Hổ là linh vật thứ hai sau Thanh Long trong Tứ thánh thú, nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Khuê Mộc Lang (Khuê)
  • Lâu Kim Cẩu (Lâu)
  • Vị Thổ Trệ (Vị)
  • Mão Nhật Kê (Mão)
  • Tất Nguyệt Ô (Tất)
  • Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
  • Sâm Thủy Viên (Sâm)

Trong đó, hai chòm sao Chủy Hỏa Hầu và Sâm Thủy Viên tạo thành hình con hổ, với sao Chủy là đầu hổ còn sao Sâm là bốn chân và thân hổ. Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng, đấy là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa Thu. Thần Hổ có đầy sức mạnh và khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh và những binh lính đầu tiên chiến đấu đến tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu

Thần Hổ có đầy sức mạnh và khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh và những binh lính đầu tiên chiến đấu đến tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.

Tại Trung Quốc, Bạch Hổ là chiến thần, sát phạt thần. Hổ có Tị tà, cầu an tai kiếp, cầu phúc cùng trừng Ác dương Thiện, phát tài trí phú, vui kết lương duyên cùng nhiều loại thần lực. Mà Bạch Hổ còn nằm trong tứ linh nên cũng là do tinh túc biến thành. Là do Nhị Thập Bát Tinh Tú bên trong, Tây phương Thất túc:Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Tuy, Tham, cho nên là Tây Phương đại biểu. Mà hắn bạch,là bởi vì là Tây Phương, Tây Phương ở trong ngũ hành thuộc tính kim , sắc bạch. Cho nên kêu Bạch Hổ không phải vì nó màu trắng, mà là từ Ngũ Hành mà nói

Xem thêm: