Chu Tước tức tượng của chòm sao phía nam gồm bảy ngôi Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, còn được gọi là chu điểu.
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông. Đối chiếu với văn minh phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh.Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng Hoàng.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
- Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh): Bệ ngạn.
- Quỷ Kim Dương (sao Quỷ): Con dê.
- Liễu Thổ Chương (sao Liễu): Con cheo cheo
- Tinh Nhật Mã (sao Tinh): Con ngựa.
- Trương Nguyệt Lộc (sao Trương): Con nai.
- Dực Hỏa Xà (sao Dực): Con rắn.
- Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn): Con giun
- Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Trong “Sử ký – Thiên quan thư” có viết: “cung phía nam là điểu”. Chu, nghĩa là màu đỏ, tức hành Hoả, là tượng ngũ hành của phương nam, nên mới có tên chu điểu. Các chuyên gia địa lý dùng khái niệm này để chỉ về hình thế núi sông phía trước huyệt mộ. Quách Phác trong “Táng kinh” có viết: “phía trước huyệt mộ là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ”.
Chu tước cũng được dùng để chỉ địa hình phía trước dương trạch. Trong “Tam phụ hoàng đồ – Tam: Hán cung” có viết: “Thanh long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyển Vũ là tứ linh trên trời, dùng để sửa chính bốn phương, bậc vua chúa xây dựng cung điện đài gác đều căn cứ vào đấy“.
Các chuyên gia phong thuỷ học nhận định rằng, nếu Chu Tước là núi, cần phải ngay ngắn, nhô cao, hoạt bát thanh tú, chầu bái hữu tình như trong thế nhảy múa. Bởi vậy trong “Táng kinh” có viết: “Chu Tước tung bay,… Chu Tước không múa sẽ bay đi mất”, chú rằng: “Núi phía trước vút cao ngay ngắn, hoạt bát thanh tú, chầu bái hữu tình”; Lại viết: “Núi phía trước quay lưng vô tình, trên ngay dưới lệch, theo nước mà đi, không chịu ôm vòng chầu huyệt, tựa như bay lên mà đi mất”.
Chu Tước nếu là sông ngòi, thuỷ tương ứng với sinh khí trong đất, bởi vậy cũng nên uốn khúc ôm vòng, như trăm quan chầu về vua. Nếu như xiên chéo chảy gấp mà đi, là tượng hung. Trong “Thập tiện” (mười đất hèn) có viết: “thứ hai là Chu Tước tiêu điều”, “thứ bảy là núi bay nước chảy”. Trong “Nhị thập lục phạ” (hai mươi sáu điều kỵ) có viết: “thuỷ kỵ chạy ngược”, “thuỷ kỵ khiên lưu chiếu thẳng”, “thuỷ kỵ phản cục chảy xiết”, đều nói về ý này.
Về Chu Tước khóc than (Chu Tước bi khấp), Quách Phác trong “Táng kinh” có viết: “Lấy thuỷ làm Chu Tước, suy vượng căn cứ vào hình ứng, kỵ dòng nước chảy gấp, gọi là “bi khấp” (buồn rầu khóc than)”, chú rằng: “Thuỷ tại điền đường, do vị trí ở phía trước, nên gọi là Chu Tước. Nếu là đầm hồ ao chuôm, trong trẻo sạch sẽ là tốt. Nếu là sông ngòi khe suối, nên uốn lượn là hữu tình.
“Thuỷ tốt đẹp, là dòng nước đặc biệt đến trước huyệt, cực cát. Nhưng nếu chảy xiết xộc đến, tuôn ào ào phẫn nộ, lại là hung. Bởi vậy nên dòng chảy đến cần phải uốn lượn vòng quanh, sâu mà từ tốn mới là hợp phép”.
Trong “Tam Quốc chí – Quản Lộ truyện” có viết, khi Quản Lộ đi qua mộ của Vô Khâu Kiệm, thấy xung quanh đều là tượng Chu Tước khóc than, đoán rằng hậu duệ của ông ta sẽ gặp hoạ diệt tộc, chưa đầy hai năm sau, hậu quả đã ứng nghiệm.
Chu Tước – Đan Điểu – Hỏa Điểu
Ý nghĩa tên gọi: Chu Tước, Đan Điểu có nghĩa là Chú chim màu đỏ son. Hỏa Điểu là Chú chim lửa.
Nguồn gốc
Thời Hỗn Độn sơ khai, từ khối ánh sáng Thái Cực phân tách ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến hóa nên Bát Quái. Ánh lửa của Cung Ly trong Bát Quái thị hiện nên hình tướng Phụng Hoàng toàn thân sắc đỏ son. Phụng Hoàng ấy được xem là Phụng Hoàng đầu tiên thuộc đại tộc Phụng Hoàng.
Do hóa thân từ ngọn lửa thiêng, mang hỏa tính nơi mình, nên Phụng Hoàng ấy còn được gọi là Hỏa Điểu, Đan Điểu, Chu Tước.
Về sau này, theo sự phân tánh, kết hợp giữa các nguyên tố với nhau nên xuất hiện thêm nhiều giống loài Phụng Hoàng mang các tính chất nguyên tố Lôi, Phong, Địa, Âm, Thủy, Băng, Tuyết… nên Phụng Hoàng thuở sơ khai còn được gọi với tôn danh là Hỏa Phụng Hoàng để phân biệt với các chủng loài Phụng Hoàng khác trong đại tộc Phụng Hoàng.
Chú chim nhỏ có đức hy sinh, lòng đại từ đại bi bao la quảng đại, sẵn sàng quên mình vì nghĩa cứu giúp muôn sinh. Chú chim ấy khi chết đi, Đại Bi Tâm đó phát đại linh quang, anh linh chú chim nhỏ bé ấy hóa thành vĩ đại bất diệt, hồi sinh từ thân xác đã chết của chú chim nhỏ. Anh linh như thế, cũng được gọi là Phụng Hoàng.
Do chư vị trọn lành thực hành Bồ Tát Đạo, nên hóa thân độ duyên chúng sinh hữu tình trong Tam Giới.
Hình dạng và tính chất đặc trưng
Phụng Hoàng có hình dạng là một chú chim to lớn, toàn thân sắc đỏ son, có khi đỏ cam hoặc hoàng kim lấp lánh ánh sáng mặt trời. Lông đuôi dài, có khoan ngũ sắc giống với chiếc lông đuôi của chim công.
Xung quanh Phụng Hoàng tỏa ra nhiệt khí, hỏa quang ấm áp tựa như ánh nắng ban mai. Ánh sáng ấy có khả năng xoa dịu sự cô độc, nỗi đau khổ bi thương cả thể xác lẫn tinh thần của những ai tiếp cận. Từ điểm này, Phụng Hoàng được xem là biểu tượng của tình yêu thương hòa ái, sự phúc lạc, sự cứu giúp, chữa lành.
Phụng Hoàng khi mang thân xác hữu hình nơi Hạ Giới thì có thọ mệnh, có khả năng tái sinh từ thân xác đã chết. Từ xác thân hữu hoại đó, một ánh lửa thiêng liêng sẽ bộc phát rồi Phụng Hoàng tái sinh từ ngọn lửa ấy. Với tính chất này, Phụng Hoàng tượng trưng cho điềm lành, bất diệt, trường tồn vĩnh cửu. Diệt rồi lại sinh, tuần hoàn linh hoạt. Người xưa xem hiện tượng Phụng Hoàng xuất hiện chính là báo hiệu điềm lành của Thánh Chúa ra đời, thái bình thịnh trị.
Phụng Hoàng là linh điểu hiền lành, thánh thiện, ưa thích việc lành, chỉ dùng hoa quả và hấp thu ánh nhật nguyệt để làm năng lượng sinh tồn, lại có đức hy sinh xả thân cứu giúp muôn sinh.
Tiếng hót của Phụng Hoàng là loại âm thanh vi diệu của cõi Thiên, cho nên những sinh linh nào hữu duyên may mắn nghe được tiếng hót ấy liền cảm thấy an lạc, thân tâm hoan hỷ, vui sống hồn nhiên.
Phụng Hoàng thích an trú đơn độc ở những nơi hoang vu, thanh tĩnh, núi đá cheo leo hiểm trở, làm một vị minh vương cao quý của các loài chim. Mỗi một khu vực rộng lớn chỉ có một cá thể Phụng Hoàng mà thôi. Vì lẽ đó, trong dân gian tin rằng Phụng Hoàng rất hiếm nên các vị linh điểu này sẽ ngao du khắp nơi để tìm tri âm, tri kỷ của mình. Từ lý thuyết này, trong thi ca cổ nhân có câu: “Phụng hề phụng hề quy cố hương, ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng”, tạm dịch là “Phụng ơi, Phụng hỡi, về quê xưa, đi khắp bốn bể mong gặp Hoàng.”
Người xưa gọi Phụng Hoàng trống là Phụng, chim mái là Hoàng. Ngoài ra, còn một cách gọi khác nữa về một cặp chim Phụng Hoàng là chim Phụng Hoàng là chim trống, Thanh Loan là chim mái. Thanh Loan có hình dạng và các tính chất giống với Phụng Hoàng, chỉ khác ở chỗ toàn thân có sắc xanh da trời và tượng trưng cho tính Thủy. Thế nên Phụng Hoàng trở thành biểu tượng của tình duyên, tri âm tri kỷ tìm thấy một nửa của mình, gặp lại nhau giữa đời.
Hồi sinh các loài khác trong truyền thuyết
Một số truyền thuyết dân gian cho rằng Phụng Hoàng là loài chim linh thiêng, đại bi tâm vững mạnh, ít khi cảm xúc với các tâm tình thế sự bình thường. Cho nên nước mắt của Phụng Hoàng có khả năng hồi sinh cho những sinh vật đã chết. Hoặc chiếc lông vũ của Phụng Hoàng có thể cải tử hoàn sinh.
Điều này không đúng lắm, vốn dĩ Khởi Tử Hoàn Sinh là một Pháp đặc biệt, chỉ có thể sử dụng được đối với các trường hợp thọ mạng, duyên số chưa tận, nguyên do chết vì tai nạn, đao kiếm hay bệnh tật làm đột tử trước khi thọ mạng dứt.
Phụng Hoàng có khả năng hồi sinh cho chúng sinh hữu tình mà không cần đến nước mắt của mình, chỉ cần chúng sinh ấy chưa hết thọ mệnh sẽ cứu được.
Phụng Hoàng này sẽ là sứ giả đem hơi ấm của ta đến cho muôn loài ở khắp bốn phương.”
Nói xong, vị Hỏa Thần biến mất vào ngọn lửa thiêng. Phụng Hoàng vừa xuất hiện liền vỗ cánh rời khỏi hang núi ấy, bắt đầu hành trình mang hơi ấm lửa thiêng đi khắp nơi.
Theo điển tích trên, chim sẻ hóa Phụng Hoàng cần phải trải nghiệm sự khổ một cách nặng nề, hy sinh chính thân mình với lòng đại bi cứu giúp muôn sinh. Nhân sinh cũng vậy, muốn trở thành người vĩ đại giữa đời này chắc chắn cần phải học hỏi, trải nghiệm, thực hành sự khổ, rèn luyện đức hy sinh và yêu thương hòa ái, cứu giúp muôn sinh.
Phụng Hoàng trong các hệ thống tín ngưỡng tâm linh
Trong hệ thống Tứ Thần, Ngũ Thần, Lục Thần thì Phụng Hoàng được gọi với tôn danh là Chu Tước. Được tôn thờ là Chúa Tể của các loài chim, các loài có cánh và bay lượn trên không trung. Hiện thân, cai quản nguyên tố Hỏa.
Là vị Thần bảo hộ của Phương Nam, hoạt động mạnh vào mùa Hạ
Người sống hòa đồng nhân ái giữa đời, biết hy sinh thân mình, sẵn sàng cứu giúp muôn loài, khi hữu sự gặp nguy nan, bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng có thể cảm ứng cầu nguyện với vị Linh Thú Phụng Hoàng để xin trợ duyên giải nạn.
Người được Phụng Hoàng bảo hộ sẽ có dòng khí lực ấm áp, dễ chịu, luôn hoan hỷ với mọi người xung quanh, từ tâm cũng phát khởi mạnh mẽ, sẵn sàng vị tha quên mình.
Xem thêm: