Từ một người trưởng thành trở thành một người đàn ông thực thụ, thực ra là sự trưởng thành và chín chắn về mặt tâm lý, chẳng hạn như biết chịu trách nhiệm, hiểu và cảm thông hơn với đối phương, khả năng chịu được áp lực tốt hơn…
Đàn ông trưởng thành có rất nhiều kiểu, có thể là mọc râu, có thể là cởi bỏ bộ đồng phục học sinh khoác lên mình bộ trang phục công sở, hoặc cũng có thể là cách nói chuyện nho nhã và trầm ổn hơn…
Nhưng, từ một người trưởng thành trở thành một người đàn ông thực thụ, thực ra là sự trưởng thành và chín chắn về mặt tâm lý, chẳng hạn như biết chịu trách nhiệm, hiểu và cảm thông hơn với đối phương, khả năng chịu được áp lực tốt hơn…
Trên con đường trở thành một người đàn ông trưởng thành luôn sẽ tồn tại một vài “vật cản bướng bỉnh” gây ra cho bạn nhiều rắc rối.
Chẳng hạn như 9 vật cản sau đây, nếu muốn trở thành một người đàn ông ưu tú thực sự, hãy cố gắng khắc phục chúng.
1. Do dự, thiếu quyết đoán
Người không có chính kiến, bất luận có ưu tú tới đâu thì trong cuộc đua cuộc đời cũng sẽ rất dễ bị những người kiên định đẩy sang một bên, sợ sai lầm chính là thứ hủy diệt đi sự tiến bộ.
2. Trì hoãn
Trì hoãn chính là trốn tránh vấn đề và lười biếng, luôn lấy suy nghĩ thêm được ngày nào hay ngày đó làm cái cớ để trốn tránh, chẳng hạn như “tôi bận lắm”, “ngày mai làm cũng được”…, nhưng rồi kéo theo đó là một loạt những lười biếng, thụ động, rồi sau đó rơi vào cái hố “hối tiếc quá khứ”, “mơ tưởng tương lai”. “Lười biếng là một thứ rất kì lạ, nó khiến bạn cho rằng đó là nhàn rỗi, là thảnh thơi, là số sướng, nhưng thực ra thứ nó mang lại chỉ là vô vị, là mệt mỏi, là chán nản và thâm trầm.”
3. Nhiệt huyết 3 phút
Tin rằng ai trong chúng ta cũng đều từng có cho mình “những kế hoạch đầy tham vọng để rồi hết hứng chán chả buồn làm”, có câu nói rằng “80% thất bại trên đời đều đến từ việc bỏ dở giữa chừng”, người nhiệt huyết 3 phút chưa bao giờ biết tới cảm giác kiên trì làm một việc gì đó hay trải nghiệm trái ngọt của thành công.
4. Sợ bị từ chối
Một người có thể bỏ lòng tự tôn sang một bên để làm việc là người chuyên tâm với mục tiêu, còn những người đặt lòng tự tôn lên vị trí đầu tiên là những người làm việc lúc nào cũng nhìn trước ngó sau, luôn để ý tới suy nghĩ của người khác về mình. Do đó, một người càng vô dụng, càng bị ám ảnh bởi cái lòng tự trọng không đâu.
5. Tự giới hạn bản thân
Mọi sự tầm thường và vô dụng đều là kết quả của việc tự giới hạn bản thân. Tự giới hạn với bản thân đồng nghĩa với việc giết chết tiềm năng, tự vạch định ra trong tâm lý một “cao độ thấp”, phủ định bản thân, mặc dù nó có thể giúp bạn tránh xa được cảm giác thất bại, nhưng đồng thời đoạt mất cơ hội “tiến lên phía trước” của bạn.
6. Trốn tránh hiện thực
Người trốn tránh hiện thực có 5 đặc điểm, đặc điểm đầu tiên là nằm mơ giữa ban ngày; thứ hai là chỉ thích làm theo ý mình; thứ ba là đắm chìm vào những trò chơi và tiểu thuyết ảo tưởng; thứ tư là cảm thấy thế giới rất tàn khốc; thứ năm không thể đối mặt với những hoàn cảnh không chắc chắn, xác định.
7. Luôn viện cớ
Rất nhiều người khi phạm lỗi, phản ứng đầu tiên là biện hộ, bởi lẽ viện cớ là chuyện dễ làm nhất, là phương pháp che giấu sự vô tri của bản thân. Hơn nữa, người thích viện cớ đều có chung một đặc điểm, không có tham vọng, không muốn theo đuổi thành công, đời người sống không có mục đích.
8. Sợ hãi
Những người “gan nhỏ” luôn sợ đối mặt với cảm giác thất bại, làm chuyện gì cũng dè dặt cẩn thận từng chút một, sợ xảy ra sai xót, cũng sợ bị phê bình, sợ cái nhìn lạ lẫm của mọi người, điều này gây ra trở ngại rất lớn cho việc tiến về phía trước.
9. Không chịu học tập
Trưởng thành cần không ngừng đấu tranh với chính bản thân, nhưng nếu cứ ôm trong mình suy nghĩ “vẫn là ở nhà nằm chơi điện tử, lướt điện thoại sướng hơn”, vậy thì sớm muộn gì cũng bị người ta đá xuống vách núi.
Sự chín chắn của người đàn ông không chỉ nằm ở mặt sinh lý mà được quyết định nhiều hơn ở tâm lý.