Thủy tùng được xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng, tại Việt Nam chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk. Giá loại gỗ này cũng được dân buôn đánh giá là “vô cùng”. Thủy tùng có tên khoa học Glyptostrobus pensilis là loài thực vật cổ hiện nằm trong sách đỏ tại Việt Nam. Hiện trên thế giới chỉ có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Thủy tùng là một loại gỗ quý thuộc nhóm IA ( trong danh nhóm gỗ Việt Nam). Thủy tùng hay còn gọi là Thông nước, là giống cây đứng bên bờ tuyệt chủng . Ở các vùng Tây nguyên là nơi duy nhất tìm thấy loại này . Hiện giờ trọng tự nhiên chỉ còn lại vài trăm cá thể sống cằn cỗi và không phát triển nhân giống được . Chính bởi vì vậy Thủy tùng chở lên ngày càng đắt đỏ hơn.
Sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ thủy tùng mini để bàn:
Về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng đắt vì có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này cũng có nhiều màu như xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ… Vân cũng được chia ra vân chỉ, chuối hoặc không vân (hàng gốc). Đặc biệt, gỗ mùi thơm nhẹ tựa như gỗ sưa, lúc nào cũng tiết ra nhựa dù đã làm ra sản phẩm.
Gỗ thủy tùng rất tốt không bị mối mọt, không bị cong vênh, có mùi thơm nhẹ, có màu và vân rất đẹp. Được dùng làm vật trang trí, đồ mỹ nghệ và nội thất cao cấp.
Tại Việt Nam, thủy tùng cũng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với 162 cây tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.
Xem thêm:
CÁC LOẠI GỖ THỦY TÙNG:
Gỗ thủy tùng xanh: là những khối gỗ Thủy Tùng ngâm sâu dưới bùn đất trong hàng trăm năm. Môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng đẹp mắt. thường vùi sâu dưới lòng đất giữa đại ngàn Tây Nguyên, hoặc thậm chí có những khối còn nằm sâu dưới lòng hồ Thủy Điện. Chính vì vậy mà tìm kiếm và khai thác được một khối gỗ tùng xanh tốn rất nhiều nhiều thời gian và công sức.
Những khối gỗ Thủy Tùng Xanh thường có đường vân đậm và màu sắc đẹp hơn so với Thủy Tùng Đỏ. Đường vân đậm và sắc nét, uốn lượn mềm mại tạo thành những đường tròn vô cùng đẹp mắt.
Gỗ Thủy tùng xanh thường có niên đại lâu hơn khá nhiều so với Thủy Tùng Đỏ, nhưng khối Thủy Tùng Xanh vùi mình trong lòng đất hàng trăm năm đã tự chuyển mình thành màu sắc xanh đen như những khối cẩm thạch, vô cùng đặc trưng và tự nhiên.
Gỗ Thủy tùng xanh có độ thẩm mĩ cao cũng như độ độc và hiếm nên có giá rát cao, những đại gia sẵn sàng trả giá hàng trăm triệu cho những bức tượng Di Lạc hay những đôi Lục Bình từ gỗ tùng xanh.
Gỗ Thủy tùng đỏ: Tùng Đỏ là loại sống trong môi trường khô ráo. Hiện nay, tùng Xanh là loại được ưa chuộng và có giá trị cao hơn. Tùng đỏ có màu đỏ, nâu sẫm. Vân của tùng đỏ thường nhỏ và thỉnh thoảng điểm những đốm sẫm màu trên thân của khối gỗ.
Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành Lục Bình, một số ít là tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm từ Thủy Tùng Đỏ tương đối cao, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu, Riêng những bộ Sập Gỗ Thủy Tùng thì luôn luôn là vài trăm triệu đồng.
Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy cho rằng gỗ thủy tùng có tác dụng Vượng. Vì vậy họ thường dùng gỗ thủy tùng làm Lộc bình, tạc bức tượng di lặc, tượng phúc lộc thọ, tượng quang công, tương ông thọ, tượng khổng minh… đặt trong nhà với hi vọng mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Về vân gỗ thủy tùng
Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, có màu với vân rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:
- Về màu sắc: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.
- Về vân: vân chỉ, chuối, nhiều khi không vân (hay còn gọi là chun), hoa nu