Nhắc đến “Thanh Long” hay còn được gọi là Thương Long nó được biết đến là một trong Tứ Tượng của nền Thiên văn học đồ sộ của Trung Quốc. Và Thanh Long cũng được coi là một phần vô cùng quan trọng trong phong thủy, theo thuyết âm dương và triết học.
Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thì cồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.
Trong phong thủy hình thế nơi Rồng trú ẩn là nơi có thế đất nhấp nhô. Nhìn từ phía trong ra thì Thanh Long nằm ở phía trái ngôi nhà, thế đất bên trái cao hơn bên phải.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng có tượng là hình rồng, có màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
Theo quan niệm xưa, các chòm sao trong khoa chiêm tinh của nền Trung Hoa cổ đại với Tứ Tượng đại diện cho các con thú riêng hay có tên gọi là linh vật đại diện cho 4 phương như sau: Phương Bắc có Huyền Vũ, phương Tây có Bạch Hổ, phương Đông có Thanh Long và phương nam lại có Chu tước. Nói riêng về Thanh Long – một linh vật được đánh giá là thiêng liêng nhất, với hình tượng rồng, màu xanh, màu của hành Mộc ở phương đông. Điều này tương ứng với mùa xuân trong 4 mùa trong năm.
Các chuyên gia phong thuỷ cho rằng núi Thanh Long nên vươn dài mạch lạc, uốn lượn mềm mại. Với thế núi phải cao hơn Bạch Hổ, đối ứng với Bạch Hổ, phải trái bao bọc, đồng thời cũng phải ôm lấy minh đường. Thanh Long phải uống lượn để có thể che chắn cho minh đường giống như vợ hiền giúp chồng đạt được nhiều may mắn.
Thanh Long trong thiên văn học
Nếu xét trong thiên văn học, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, các chòm sao đó là: Giác Mộc Giảo (sao Giác), chòm sao Cang Kim Long (sao Cang), sao Đê Thổ Lạc (sao Đê), Phòng Nhật Thố (sao Phòng), Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm), Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ), Cơ Thủy Báo (sao Cơ) Giải thích rõ hơn về các chòm sao thì Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Phòng là bụng của rồng, Đê là móng chân trước của rồng, còn Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là móng chân sau của rồng. Với 7 chòm sao này nó xuất hiện tương ứng với mùa xuân.
Xem thêm: