Kỳ lân (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… Trong truyền thuyết của Trung Quốc thì Kỳ Lân được coi là đã trở nên giống như một con hổ sau khi sự biến mất của chúng trong thực tế và được cách điệu theo kiểu con hươu cao cổ trong triều đại nhà Minh.
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng ta khác tưởng tượng này, Điều có thể nhận ngay ra rằng khi nhìn vào hình tượng Kỳ Lân Việt Nam có chút khác so với Kỳ Lân Trung Quốc ở chỗ Kỳ Lân Việt Nam có đôi mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt phần đuôi xù ra hoặc rẽ quạt toát lên vẻ ngoài thân quen, vui vẻ, thân thiện hoạt bát dễ gần không ù lì, chễm chệ, dọa nạt như Kỳ Lân Trung Hoa.
Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Kỳ lân Việt Nam nó cũng không ăn thịt hay làm hại bất kỳ con vật nào và không bao giờ uống nước bẩn. Trong không gian kiến trúc của người Việt, có khi kỳ lân được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện của vua, đầu hướng về phía cung điện nhằm biểu hiện lòng trung thành; có khi kỳ lân được bài trí ở trước điện thờ, đền miếu, mặt hướng ra bên ngoài, biểu tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn. Kỳ lân còn biểu hiện cho uy quyền của nhà vua, vì thế trên ngai vua triều Nguyễn có đôi kỳ lân dùng làm chỗ đặt chân của nhà vua. Kỳ lân còn là linh vật biểu trưng cho thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) – kỳ lân (thái tử) – phượng hoàng (hoàng hậu).
Các hóa thân của Kỳ Lân
Long mã
Long mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là một linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; cao “8 thước 5 tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh nhân để bức cổ đồ”.Ở Huế, Việt Nam hình ảnh long mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong, một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Đó là hình ảnh con long mã lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây. Long mã cũng xuất hiện trên các cung môn, miếu môn trong hoàng cung triều Nguyễn và thường đi kèm với các linh vật khác như: rùa, kỳ lân hay chim phượng. Ở Trung Hoa thường được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
Con Nghê
Nghê là linh vật bản địa hóa Kỳ Lân do người Việt sáng tạo ra, khác hẳn với kỳ lân hay sư tử. Nghê là hóa thân của sư tử, theo phong cách của người Việt Nam. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các thứ tà ma, ác quỷ.
Phật giáo có hình tượng “Phật sư”, nghĩa là con sư tử nhà Phật. Mang tính Phật, nó bớt đi những điều hung dữ, lược bỏ yếu tố mãnh thú, trở thành linh sủng của nước Phật. Con nghê người Việt mang âm hưởng Ấn Độ, Phật giáo. So sánh với con sư tử Thái, Lào thì gần, nhưng so với sư tử người Trung Quốc thì khác. Sư tử Trung Quốc theo hướng mãnh thú, dã thú; nghê thì có yếu tố linh thú, có sự linh thiêng..
Kỳ lân được xem là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến
Trong thần thoại, truyền thuyết phương Đông, quái thú kỳ lân được mô tả là sinh vật hoàn hảo nhất trong số 360 sinh vật trên cạn. Nó được coi là con vật tượng trưng cho sự trường thọ.
Linh vật kỳ lân được xem là một trong 4 linh vật cao quý trong thần thoại, truyền thuyết ở phương Đông, trong đó có Trung Quốc. Trong nhiều giai thoại, sinh vật thần thoại này được mô tả sinh ra từ tâm trái đất. Phần lớn hình ảnh sinh vật thần thoại kỳ lân được khắc họa mang hình dáng có đầu nửa Rồng nửa Thú. Trên đầu có 1 chiếc sừng nhưng không bao giờ sử dụng để húc người khác. Dù mang hình dáng như thế nào thì cơ thể kỳ lân luôn có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.
Kỳ lân không bao giờ giẫm lên hoa cỏ, côn trùng hay ăn trái cây. Nó tinh tế, nhạy cảm đến mức có thể cảm nhận được sức nặng của một cái bóng được chiếu bởi ánh sáng của Mặt trăng. Kỳ thú hơn, nhiều loài động vật hung dữ khi ở cạnh kỳ lân trở nên hiền lành, ít hung hăn hơn. Với những đặc điểm trên, kỳ lân được xem là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến.
Ý nghĩa của kỳ lân
Đầu tiên Kỳ Lân chính là biểu tượng cho điềm lành
Là linh vật không bao giờ làm hại và ăn thịt các con thú khác, hơn nữa Kỳ Lân cũng không uống nước bẩn bao giờ, chỉ ăn các loại cổ mềm tươi, nên cũng được biết đến với tên gọi Nhân thú. Khác với vẻ ngoài dữ tợn, hung hăng, Kỳ Lân là linh vật đặc biệt có tính lành.
Thời xưa khi Vua chúa hay Thánh nhân làm việc thiện cứu đời, Kỳ Lân sẽ xuất hiện báo trước về điềm lành, về thái bình thịnh vượng.
Kỳ lân đem đến sự giàu có, thúc đẩy địa vị cũng như tài lộc cho người sở hữu
Tượng kỳ lân trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình, sẽ bảo vệ ngôi nhà chống lại mọi hình thức xấu xa cố xâm nhập và phân tán những ảnh hưởng của ý định xấu từ hàng xóm. Nó sẽ làm trẻ hóa dòng chảy của các nguồn năng lượng, thay thế năng lượng tiêu cực bằng tích cực.
Thêm vào đó, một đôi Kỳ Lân trong nhà biểu tượng cho việc gia đình bạn sẽ được chào đón những đứa trẻ khỏe mạnh.
Tác dụng của kỳ lân trong phong thủy
Kỳ Lân tiêu tai giải nạn
Tượng Kỳ Lân có tác dụng trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình. Bài trí vật phẩm này trong nhà sẽ giúp gia chủ giải trừ được những hung hiểm đe dọa bởi những nguồn năng lượng xấu xung quanh. Tai nạn, bệnh tật theo đó cũng tiêu tán hoặc giảm nhẹ.
Kỳ Lân tránh tà, ngăn cản sát khí
Nếu cửa chính bị hành lang trực xung, phạm phải “xuyên tâm sát” hay “thương sát”, có thể dùng một đôi Kỳ Lân để hóa giải. Trong trường hợp hành lang ngôi nhà hoặc văn phòng làm việc khá ngắn, sát khí không quá mạnh, chỉ cần sử dụng một kỳ lân đơn. Với trường hợp hành lang dài và thẳng, tức sát khí mãnh liệt, gia chủ có thể dùng ba Kỳ Lân để hóa giải.
Hóa giải Tam Sát
Phương vị của Tam Sát là khác nhau tùy theo năm hạn. Để hóa giải Tam Sát cần sử dụng ba kỳ lân (tốt nhất là kỳ lân đã được khai quang) đặt ở phương vị Tam Sát, đầu kỳ lân đặt quay về hướng Tam Sát.
Cải vận, giảm nhẹ tai ương cho gia đình
Kỳ lân là loài vật đặc biệt tượng trưng cho cát tường. Bài trí Kỳ Lân trong nhà sẽ có tác dụng trấn trạch trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình, không chỉ giúp gia chủ sự nghiệp hanh thông mà còn xoay chuyển tài vận.
Ngoài ra, Kỳ Lân còn giúp được gia chủ tránh được khí độc gây vận xấu. Kỳ lân khi được khai quang sẽ dùng với mục đích cải vận sẽ phát huy công lực một cách trọn vẹn.
Hóa giải bất lợi của Bạch Hổ
Đặt một đôi Kỳ Lân tại vị trí Bạch Hổ trong nhà ở, có thể hóa giải được tính hung của phương Bạch Hổ, bảo vệ người nhà bình yên. Đặc biệt, khi phương Bạch Hổ bị ống khói hoặc vật sắc nhọn xung phải thì kỳ lân đã qua khai quang có thể hóa giải rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, Kỳ Lân còn có khả năng hóa giải tà khí của các hung tinh trong vận hạn nên có thể bài trí vào những năm gia chủ bị vướng sao hạn nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự nghiệp của bản mệnh.
Kỳ lân mang tới điềm lành
Đặt hình ảnh kỳ lân trên bàn để kích hoạt tất cả các thuộc tính may mắn của con vật linh thiêng này. Kỳ lân thường được trưng bày nơi làm việc vì nhiều người tin rằng nó là dấu hiệu của điềm lành, là biểu tượng của may mắn.
Người ta tin rằng kỳ lân mang lại may mắn cho những người muốn thăng tiến trong công việc, đặc biệt là những người phục vụ trong quân đội. Kỳ lân là biểu tượng của sỹ quan cao cấp nhất, hình ảnh của nó thường được thêu trên áo choàng của luật sư.
Bày “Kỳ lân tống tử tặng con”
Tương truyền, trước khi Khổng Tử ra đời, có một con kỳ lân đã xuất hiện ở nhà ông, miệng nhả ra sách ngọc, trong sách ngọc ghi chép vận mệnh của vị thánh nhân này, nói rằng ngài là con của vương hầu nhưng sinh không gặp thời.
Cho nên khi Khổng Tử được sinh ra mọi người đều gọi ông là kỳ lân. Kỳ lân là thú thần tặng con, cho nên trong biểu tượng “kỳ lân tống tử” có một đứa trẻ cưỡi trên lưng kỳ lân, trong tay cầm một đóa hoa sen, biểu thị sinh liền quý tử, đó là ý nghĩa tiềm ẩn trong biểu tượng.