Hồng trần cuồn cuộn, biển khổ mênh mông, để thức tỉnh và giáo hóa thế nhân, Trương Tam Phong đã viết tác phẩm “Thiên khẩu” – miệng Trời…
Sách gồm 24 thiên, đề cập đến những nội dung như Ngũ đức, hiếu hạnh, dâm ác, yêu thương người, kính Thần, y dược, xem tướng, bói quẻ… Ông dùng “Thiên khẩu” để nói về nhân sinh, chỉ điểm phá mê cho mọi người có căn cơ khác nhau, từ đó giảng về Đạo làm người, Đạo xử thế, ân cần khuyên con người trọng đức hành thiện, bảo cho mọi người biết chịu khổ là phúc: “Chịu thiệt hết thì kiếp nạn tiêu trừ”.
Trương Tam Phong cho rằng nhân sinh có Ngũ đức: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, chúng tương ứng với Ngũ hành: Mộc – Kim – Hỏa – Thủy – Thổ của trời đất và Ngũ tạng: Can – Phế – Tâm – Thận – Tỳ trong cơ thể người. Đó chính là:
- Nhân – Mộc – Can
- Nghĩa – Kim – Phế
- Lễ – Hỏa – Tâm
- Trí – Thủy – Thận
- Tín – Thổ – Tỳ
1. Nhân – Can – Mộc
“Người ta đều nói, trong đời sống không thể thiếu Mộc, vậy tại sao lại đánh mất Nhân. Người trong tâm không có Nhân ắt sẽ không có ý niệm dưỡng dục, không yêu thương bảo vệ người khác, không biết giữ gìn dưỡng thân, lâu dần Can sẽ suy kiệt, và những thứ thuộc hành Mộc cũng vì thế mà khô héo”.
Trích “Ngũ Đức” – Trương Tam Phong.
Quyển 21, sách “Lễ ký chính nghĩa” cho rằng: “Nhân có được từ việc thờ cha, nghĩa có được từ việc thờ tổ”. Người xưa cho rằng Nhân chính là đức dưỡng dục.
2. Nghĩa – Phế – Kim
“Người ta đều nói, trong đời sống không thể thiếu Kim, vậy tại sao lại đánh mất Nghĩa. Người không có Nghĩa ắt sẽ không biết suy nghĩ đúng sai, không biết chính nghĩa, thì lâu dần Phế sẽ mất chức năng, và những thứ thuộc hành Kim cũng sẽ mục nát”.
Trích “Ngũ Đức” – Trương Tam Phong.
Có thể thấy rất rõ trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chà đạp nhân quyền, bức hại tín ngưỡng, mọi người cần cất lên tiếng nói chính nghĩa, nhưng ở Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới, có nhiều người, kể cả một số nhà lãnh đạo quốc gia, tôn giáo, chính giới, giới học thuật, truyền thông, giải trí… trên thế giới lại giữ im lặng. Như vậy họ đã đánh mất đi chính nghĩa, dẫn đến phổi (phế) mất đi chức năng, mất đi chính khí, do đó giống như kim loại bị gỉ, bị mục nát, loang lổ, cuối cùng bị dịch bệnh xâm nhập, khiến khó thở, thậm chí ngừng thở.
3. Lễ – Tâm – Hỏa
“Người ta đều cho rằng trong đời sống không thể thiếu Hỏa, vậy tại sao lại đánh mất Lễ. Người đánh mất Lễ ắt tâm hồn thiếu ánh sáng và nhiệt huyết, lâu dần Tâm sẽ lạnh giá, và những thứ thuộc hành Hỏa cũng bị lụi tàn”.
Trích “Ngũ Đức” – Trương Tam Phong.
Lửa có thể chiếu sáng nơi hắc ám, sưởi ấm con người, khiến con người giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi. Lửa giống như thuộc tính của Tâm và là đức của Lễ.
4. Trí – Thận – Thủy
“Người ta đều cho rằng trong đời sống không thể thiếu Thủy, vậy tại sao lại vứt bỏ Trí. Người thiếu Trí giống như Thủy bị ô nhiễm vẩn đục, ắt sẽ thiếu Trí tuệ trong sáng, lâu dần khiến chức năng Thận suy kiệt, và những thứ thuộc hành Thủy cạn khô”.
Trích “Ngũ Đức” – Trương Tam Phong.
“Luận ngữ” cũng viết “Trí giả nhạo thủy” (Người có trí tuệ thì vui với sông nước). “Luận ngữ tập chú” viết: “Người trí tuệ đạt được cảnh giới xử lý sự tình chu toàn trôi chảy, giống như nước, do đó vui với sông nước”.
Trong “Đại đới lễ ký”, Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng: “Tại sao người quân tử khi thấy sông lớn thì ắt sẽ dừng chân ngắm trông?”
Khổng Tử trả lời rằng: “Nước được ví với đức người quân tử: Nhân – Nghĩa – Dũng – Trí. Nước thuận theo lý mà chảy mãi không dừng, nơi nào nước đến là tẩy rửa sạch dơ bẩn, chu toàn trôi chảy không trở ngại, thông đạt vô trở, tương hợp với thiên tính của bậc trí giả”.
5. Tín – Tỳ – Thổ
“Người ta đều cho rằng trong cuộc sống không thể thiếu Thổ, vậy tại sao lại thiếu Tín. Người thiếu Tín ắt sẽ thiếu thành tín, lâu dần khiến chức năng của Tỳ suy kiệt, và những thứ thuộc hành Thổ cũng sẽ băng hoại”.
Trích “Ngũ Đức” – Trương Tam Phong.
Trong các truyền thuyết phương Đông và phương Tây, Thần chiểu theo hình tượng bản thân, dùng đất (Thổ) tạo ra con người. Đất cũng mang chở vạn vật, dưỡng dục vạn vật. Thế gian có xuân hạ thu đông, có âm dương dưỡng dục, tất cả các cơ chế vận hành, có trình tự rành mạch. Thể hiện ở thiên nhiên là khi cần sinh thì sinh, khi cần trưởng thành thì trưởng thành, khi cần thu hoạch thì thu hoạch, khi cần tàng trữ thì tàng trữ. Biểu hiện ở bốn mùa là 24 tiết khí thay đổi lẫn nhau, giống như đồng hồ báo thức, đúng giờ là Tín, điều tiết nuôi dưỡng vạn vật là Dụng. Đó chính là Tín của Thổ.
Ngũ hành thuộc thổ tương ứng với Tỳ tạng, chủ trì các cơ năng của thân thể về vận động, chuyển hóa và sinh dưỡng; đối ứng với phẩm hạnh của con người là Tín, nói lời giữ lời, làm việc giữ Tín.
Trung Hòa
Theo Epoch Times.