Ngày nay, phần lớn người ta đi chùa bái lạy chỉ là để cầu tiền tài, cầu tai qua nạn khỏi, cầu công danh sự nghệp, cầu sinh con đẻ cái. Thậm chí, có người làm việc ác xong rồi cũng lên chùa bái Phật để cầu mong được thoát tội, được thanh thản trong tâm… Đây đều không phải là ý nghĩa thực sự của việc con người bái lạy Phật.
Có một câu chuyện Phật giáo kể rằng
Trước đây có một chàng trai trẻ tuổi tính tình có phần ngạo mạn đến gặp vị hòa thượng già, anh ta không hiểu và hỏi: “Vì sao có rất nhiều người nhìn thấy tượng Phật, thấy ngài đều dập đầu bái lạy vậy?”
Vị hòa thượng già ngạc nhiên nhìn anh ta mà chưa nói gì thì anh ta lại nói tiếp: “Đây phải chăng là có điểm mê muội? Tôi chưa từng phải bái lạy ai cả, chỉ bái lạy chính mình mà thôi!”
Vị hòa thượng già không trả lời mà hỏi lại chàng trai: “Cậu đã từng chơi thể thao như bóng rổ, bóng bàn hay cầu lông, chạy… chứ?”
Chàng trai trẻ trả lời: “Đúng vậy! Tôi đã từng chơi!”
Vị hòa thượng già lại hỏi: “Thế cậu chơi chúng để làm gì? Cậu không đánh bóng rổ, bóng rổ sẽ khó chịu sao? Nhiều người cùng đánh một quả bóng, mục đích có phải là để đập nó vào giỏ hay không?”
Chàng trai suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Không phải! Mọi người chơi bóng là để rèn luyện sức khỏe thân thể và để giải trí!”
Vị hòa thượng nói: “Bóng rổ chính là một đạo cụ để rèn luyện thân thể và để giải trí. Như vậy, sức khỏe thân thể cần phải rèn luyện, thế còn tâm linh chẳng lẽ không cần rèn luyện sao?”
Chàng trai trả lời: “Theo lý thì tâm linh cũng cần phải rèn luyện!”
Vị hòa thượng lại nói: “Kỳ thực, tâm linh của con người cũng cần phải rèn luyện. Con người ta hiểu được biết ơn nên mới bái lạy. Khi một người cúi đầu bái lạy là bày tỏ sự khiêm nhường, phục tùng, sám hối, cảm ơn và tiếp nhận. Đồng thời cũng là đem tâm linh của mình hòa tan, hợp nhất với tâm linh của người được bái lạy. Đây là rèn luyện tâm linh.
Con cháu bái lạy tổ tiên là để bồi dưỡng đức hiếu tâm của bản thân mình. Bởi vì chúng sinh đều sinh sống trên đại địa, đại địa cho chúng sinh rất nhiều thực vật và vật phẩm, nên chúng sinh bái lạy Thổ Địa là vì để cảm ơn và quý trọng thổ địa. Tương tự, con người bái lạy Long Vương cũng là vì cảm ơn và quý trọng nước.”
Chàng trai trẻ xúc động nói: “Bây giờ thì con đã hiểu rồi! Xin cảm ơn thầy!”
Mỗi người trong chúng ta biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi.
Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người hướng thiện, tu tâm tích đức, sống hòa hợp với Đạo lý của Đất Trời. Người có lòng tin vào Phật, đến trước tượng Phật là để bày tỏ lòng kính ngưỡng, nhất tâm làm theo lời dạy của Phật, sống thiện lương, lấy chân thành, yêu thương và khoan dung mà đối đãi với mọi người.
Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ sẽ không làm điều ác, chỉ làm điều Thiện, như thế không tốt sao? Họ hiểu rằng mỗi hành vi, cử chỉ, lời nói thâm chí là cả suy nghĩ đều có Thần Phật nhìn thấy. Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có thần linh” là vì thế. Bởi vậy mà họ tự răn mình để lời nói ra không làm thương tổn người khác, kể cả trong suy nghĩ cũng nghĩ những điều thiện lành, đối xử với mọi người bằng tâm thái hòa ái từ bi, yêu thương kẻ khó và khoan dung với người làm tổn hại đến mình. Đấy là tu tâm dưỡng tính theo ý chỉ của Phật. Nào có gì là mê muội!
Ngày nay, người ta không tin vào sự tồn tại của Thân Phật, nên dám làm đủ thứ trái luân thường đạo lý, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình. Họ không tin rằng mọi điều đều có Phật ghi nhận, nếu tin thế họ đã không việc xấu nào không dám làm. Niềm tin Phât, kính ngưỡng Phật không phải là có gì mê muội mà chính là sự giác ngộ chân chính.
An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)