Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra, chuyện không nói có, chuyện có nói không, nói lời hung ác, miệng lưỡi không xương. Cuộc sống có 7 tầng khẩu nghiệp, cần biết sớm để tránh họa sát thân.

Khẩu nghiệp là gì

Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra, chuyện không nói có, chuyện có nói không, nói lời hung ác, miệng lưỡi không xương. Lời nói thốt ra đều ẩn chứa lời nói thâm độc, đều để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Phật dạy đời có 4 hạng người chúng ta nên tránh: những kẻ hay đổ lỗi cho người khác; hay nói chuyện mê tín, tà kiến; khẩu Phật, tâm xà; và những kẻ làm ít kể nhiều.

Xưa nay, bao nhiêu cái họa đều từ cái miệng mà ra. Cuộc sống có 7 tầng khẩu nghiệp, cần biết sớm để tránh họa sát thân.

Các tầng khẩu nghiệp rước lấy họa sát thân

1. Nói dối

Nói dối nhằm mục đích che dấu sự thật, thậm chí còn “hắt nước bẩn” lên danh dự của người khác, phủ nhận hoàn toàn sai sót của mình.

Cái kim trong bọc, sẽ có ngày lộ ra. Lời nói dối chỉ có thể “bảo vệ bản thân” trong thời gian ngắn. Nếu bị phát hiện sẽ mất đi lòng tin của mọi người, đặc biệt là cấp trên, khiến sự nghiệp xuống dốc không phanh.

Có nhiều loại nói dối: Nói dối với đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối để thu lợi bất chính… Có thể chính người nói dối chỉ nghĩ đó là những lời vô thưởng vô phạt không hại đến ai nhưng nói dối đã là điều sai trái với lẽ tự nhiên. Thường tình, điều sai trái với lẽ tự nhiên thì cũng phải chịu ít nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín bản thân.

2. Nói xấu sau lưng

“Nhân vô thập toàn” – con người không có ai hoàn thiện. Vậy nên, chẳng ai có thể tránh khỏi những sai lầm, và mong muốn nhận được sự tha thứ.

Vậy nên, chúng ta thay vì nói xấu, hãy mở rộng lòng mình, nếu có thể thì im lặng bỏ qua, nếu việc hệ trọng thì hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, để họ có một đường quay đầu.

3. Nóng nảy chửi mắng

Lời nói chẳng mất tiền mua, nói lời nóng giận, chẳng những khiến cả hai mất vui, thậm chí còn dẫn đến những cuộc đổ vỡ không mong muốn. Lời chửi mắng như đổ thêm dầu vào lửa, chẳng giải quyết được việc gì nên hồn.

4. Nói lời ác ý

Người nói lời hung ác thường chủ ý từ tâm không thiện. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa. Nhà Phật quan niệm, nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa thân, miệng và ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành “luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.

Nói lời ác ý, dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tích thêm nghiệp quả cho mình. Chẳng thiếu gì những người “khẩu nghiệp” cho sướng miệng, dùng toàn những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bỏ lơ hậu quả mình gánh chịu.

5. Nói hai lời

Kẻ ăn nói không có chính kiến, người hai lời, “gió chiều nào xoay chiều đấy”, lúc nói thế này lúc nói thế kia, châm ngòi ly gián, cố tình gây mâu thuẫn nội bộ và chỉ biết vun vén hưởng lợi riêng về mình.

Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.

6. Ghen tị

Ghen tị là nguồn gốc làm nảy sinh hàng trăm mâu thuẫn. Nhiều người vì bản thân kém cỏi, không bằng người khác nên buông lời dèm pha, nhằm hạ thấp uy tín của đối phương. So sánh với người khác chỉ thêm phần mệt mỏi, sao không dành thời gian nỗ lực cải thiện bản thân mình?

7. Im lặng trước cái ác

Đừng nghĩ im lặng là không khẩu nghiệp. Im lặng trước cái ác cũng là một tội ác, đặc biệt nếu đó là một tội ác nghiêm trọng … Im lặng sẽ khiến cái ác ngày càng lan rộng, chỉ có cái ác mới ngăn chặn được vòng tròn phạm pháp.

Đã sống trên đời thì nên tạo phúc tạo phần, không nên gây nghiệp. Hãy ghi nhớ phần miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Học ăn, học nói là học cả đời.

Của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại. Người nói lời cao đẹp, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy thanh thản, bình an và ngược lại.

-ST-