San hô vàng hay còn gọi san hô “vua” (king coral) được đánh giá là “hổ phách của đại dương”, vì sự tinh khiết và màu vàng đặc trưng của nhánh san hô vàng hình thành sau rất nhiều năm dưới sức nén của nứơc dưới đáy biển, tạo ra sắc ánh vàng tinh khiết khó kiếm, và đặc biệt không thể làm giả được san hô vàng.

Trong phong thủy, san hô tượng trưng cho sự hình thành của ý chí, sự vươn lên, mạnh mẽ và sức khỏe trường thọ, giống như quá trình thành tạo của san hô dưới biển sâu vậy. San hô vàng thuộc về hành Kim trong ngũ hành tương sinh – tương khắc, hợp với người mệnh Kim và mệnh Thủy.

San hô vàng hay còn gọi san hô “vua” là 1 trong 7 loại bảo vật mà nhà Phật thường dùng: Xà cừ, Mã não, San hô, Hổ phách, Thiếc vàng thiếc bạc, Ngọc.

Những vật phẩm quý hiếm này là sự kết tinh của vũ trụ, gọi là vô tạp chất nghĩa là nguyên chất. Còn Phật thánh tiên hiền là vô tạp niệm bởi các vị đó tâm thanh tịnh trong sạch nên vì thế những vật quý báu trên mới chiêu cảm được thần thức của các vị.

Cận cảnh hạt san hô vàng sau khi thợ làm thô xong
Sản phẩm vòng hạt san hô vàng vua làm mộc tự nhiên 100%

Các loại ma tà quỷ quái thập nhị cô hồn, võng lượng thích những đồ nhơ nhớp bẩn thiểu, ôi thiu tanh tưởi. Cho nên bọn chúng rất sợ những đồ tinh sạch như 7 thứ thất bảo trên.

Vì vậy nếu ta có được bảo vật San Hô trong nhà hoặc đeo chuỗi vòng san hô sẽ rất tốt cho gia trạch, tác dụng để trấn quỷ trừ tà, chiêu tài nạp phúc, an gia định trạch. San hô vàng đem lại sự cát tường, thịnh vượng cho gia chủ mệnh Kim, Thủy, Thổ.

Nghiên cứu khoa học San hô vàng hay còn gọi san hô “vua” (king coral)

Được biết đến với với tên gọi là san hô vàng Hawaiian (sống phổ biến vùng biển gần đảo Hawaii), san hô vàng có tên khoa học Kulamanamana haumeaae. Dù sử dụng làm trang sức khá lâu, nhưng các mô tả ngọc học liên quan về loài san hô này còn khá hạn chế. Cùng với san hô đen, san hô vàng có thành phần là các conchiolin (chất sừng, thân gỗ), khác với các loại san hô khác có thành phần là canxi cacbonat.

Gần đây, tác giả nhận được một số mẫu (dạng thô và dạng chế tác kiểu hạt tròn kết chuỗi). Các mẫu này theo thông tin từ khách hàng chúng có nguồn gốc từ Indonesia.

Tiết diện ngang thấy rõ các lớp tăng trưởng và cấu trúc tỏa tia (trái). Các lớp bên trong tiếp tục phát triển (nhô cao) sau khi cắt (phải)

Hai mẫu thô dạng hình khúc cây (cắt đoạn) dài khoảng 22cm­­­­ và có đường kính 3cm, cân nặng mỗi mẫu (thô) lần lượt là 96gram và 110 gram, được bao quanh bởi một lớp có hiệu ứng màu vàng kim lấp lánh, với vô số điểm (mắt) màu vàng đậm (hình 1 – trái). Lớp bao này dày khoảng 0.5mm và được tạo thành từ vô số lớp conchiolin rất mỏng (hình 4 – phải). Và một chuỗi hạt tròn có đường kính 12mm, được chế tác từ các mẫu thô tương tự. (Hình 1 – phải).

Quan sát tiết diện cắt ngang có màu đen chủ đạo, với các vòng tăng trưởng phân lớp đồng tâm (các vòng này đều có lớp vỏ màu vàng tương tự lớp vỏ bề mặt), cho thấy chúng phát triển có tính giai đoạn. bề dày các lớp không đều nhau (đếm được 7 vòng rõ ràng). Ngoài ra, còn thấy cấu trúc dạng tỏa tia từ tâm ­­(hình 2 – trái).

Có một điểm khá thú vị đó là ở tiết diện ngang có thể thấy được các lớp ở bên trong dường như tiếp tục phát tiển (kéo dài) sau khi đã cắt. Hiện tượng này tương tự khi chúng ta chặt ngang thân cây chuối, một thời gian ngắn, các lớp bên trong sẽ nhô ra. (hình 2 – phải)

Các mẫu chuỗi hạt thì nàu vàng nâu đậm (dạng đốm dày), nền chủ đạo màu đen. Các đốm vàng “mắt” lấp lánh mạnh với ánh sáng. Và có hiệu ứng giao thoa màu khi di chuyển hướng rọi sáng.

Kiểm tra các đặc điểm ngọc học cơ bản

Tỷ trọng đo được bằng phương pháp cân thủy tĩnh, với mẫu gia công sơ bộ đồng nhất, dao động từ 1.32-1.34 mm. Chiết suất điểm đo trên các hạt mài tròn 1.56. Dưới đèn cực tím LW và SW phát quang màu xanh phấn ở cả hai bước sóng (hình 3). Phổ hấp thu không thấy các vạch hấp thu.

Các “mắt” màu vàng đậm xếp định hướng gần thẳng góc so với bề mặt (trái). Lớp sừng màu vàng có độ dày trung bình khoảng 0.5mm với vô số lớp mỏng tạo thành.

Quan sát dưới kính hiển vi ngọc học trên bề mặt thấy rõ các lớp tương tự chất sừng (conchiolin) với vô số các điểm (mắt) màu vàng đậm. Các mắt này có dạng hình trụ chiều dài gấp 3 chiều rộng. chúng phân bố không đều nhưng xếp định hướng gần vuông góc so với bề mặt. Các mắt này là nguyên nhân tạo ra hiệu ứng màu vàng kim lắp lánh của lớp san hô. (hình 4-phải).
Kiểm tra với các loại acid HCl và H2NO3 đều không phản ứng (cả bề mặt và bên trong).

Các kết quả trên cho thấy đây là một dạng san hô tự nhiên, nhưng chúng có thành phần chính là conchiolin, khác với các loại sang hô quen thuộc, có thành phần chủ yếu là CaCO3.

Chỉ với các đặc điểm ngọc học cơ bản trên không đủ dữ liệu để biết được nguồn gốc của các mẫu trên.

San hô vàng được sử dụng làm trang sức khá hiếm. và có vẻ chúng chưa thật sự trở thành một dạng đá quý thương mại. Tuy nhiên, với vẻ đẹp hấp, đặc điểm cấu tạo khác biệt. Có đô bền hóa học cao hơn so với một số loại san hô. Tin chắc rằng đây là loại đá quý hữu cơ rất đáng có trong bộ sưu tập của những người yêu đá quý, đặc biệt là đá quý hữu cơ.

Về tác giả
Lê Ngọc Năng

Chủ tịch hội đồng khoa học