Gỗ Tràm là loại cây khá phổ biến ở nước ta, cây tràm ngoài có tác dụng làm thuốc chữa bệnh còn được sử dụng trong công nghiệp làm giấy. Đặc biệt, đồ nội thất được làm từ gỗ tràm như bàn ghế, kệ, tủ khá được ưa chuộng trên thị trường.

Gỗ Tràm là gì?

Gỗ Tràm được khai thác từ cây Tràm hay có tên gọi khác là khuynh diệp, chè cay, keo lưỡi liềm hay keo lá tràm. Loại cây này có độ cao từ 10 – 15m, đường kính khá lớn từ 50 – 60cm, vỏ ngoài mỏng, bong thành nhiều lớp màu trắng xám.

Cây tràm có lá cây đơn mọc sole, hoa màu trắng, trắng xanh hoặc trắng vàng, quả dạng nang chứa nhiều hạt.

Cây tràm trên thế giới phần lớn phân bố tại Úc, Malaysia. Tại nước ta, rừng tràm phân bố nhiều ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên,…

Đặc điểm và phân loại gỗ Tràm

Gỗ Tràm thuộc nhóm IV – nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, bền, dễ gia công theo bảng phân loại các nhóm gỗ ở nước ta.

Trên thế giới có nhiều loại tràm, tuy nhiên ở Việt Nam phổ biến 2 loại là tràm trà và tràm gió. Trong đó, tràm gió được dùng nhiều trong trị bệnh, còn tràm trà được dùng phổ biến để làm đẹp. Gỗ Tràm có giá trị kinh tế cao, cả 2 loại gỗ cũng được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ dùng nột thất, làm giấy,..

Gỗ Tràm thường được khai thác sau 13 năm với đường kính lớn nên dễ tạo hình sản phẩm, có màu vàng đẹp mắt, ít khuyết điểm, không bị mối mọt hay sứt mẻ. Loại gỗ này chắc chắn, có khả năng chống mối mọt, chống thấm, chống nước tốt, độ bền cao, ít bị cong vênh.

Ứng dụng của gỗ Tràm

Gỗ Tràm có giá trị kinh tế cao, được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất như bàn ghế, tủ, kệ, lát sàn nhà,… hay dùng trong công nghiệp sản xuất giấy.

Ngoài ra, cây tràm còn được trồng nhiều thành rừng giúp chống xói mòn đất. Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, giảm cảm và giảm đau, nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hóa trong y học.

Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, nhức mỏi,… là nguyên liệu sản xuất các loại cao.