TÌM HIỂU VỀ GỖ TRẮC
Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam.
XEM VÀ LỰA CHỌN NHỮNG SẢN PHẨM GỖ TRẮC:
https://phongthuygo.com/tu-khoa-san-pham/go-trac/
Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (gồm các nước: Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam). Tại Việt Nam gỗ Trắc có nhiều nhất là các tỉnh KonTum, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.
Gỗ trắc là loại gỗ có giá trị cao và ngày càng quý hiếm. Gỗ trắc có danh pháp khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Hiện nay gỗ trắc được ứng dụng và gia công thành nhiều sản phẩm nội thất.
Đặc điểm của gỗ trắc
- Vỏ trắc màu xám nâu, nhắn, có nhiều xơ, vết đẽo dày có màu vàng nhạt sau chuyển đỏ nâu.
- Trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, rất nặng, rất dai không bị cong vênh, chịu mưa nắng rất tốt. bàn ghế giường tủ đóng bằng gỗ trắc có thể tồn tại hàng trăm năm
- Toom gỗ (thớ gỗ) rất mịn, vân chìm nổi lên như đám mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu khi quang giất ráp hoặc lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng, khi đốt lên có mùi thơm dịu và tàn màu trắng ngà như tàn thuốc lá 555.
- Gỗ trắc rất lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Gỗ trắc là loại gỗ quý, có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.
CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TRẮC
Quan sát bằng mắt thường:
- Dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường.
- Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
- Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp, Thớ gỗ rất mịn , nhỏ, thi thoảng có thớ màu đen.
- Thực tế trắc đen, trắc đỏ để lâu ngày xuống màu rất dễ nhầm với gỗ cẩm lai. Để phân biệt, người ta soi đèn pin, gỗ cẩm lai sẽ nổi lên vảy cá, còn Trắc không có vảy.
Dùng mũi để ngửi:
- Đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ.
- Gỗ trắc xuất sứ từ Nam Phi không có mùi , Trắc dây mùi ngai ngái , Trắc đen và trắc đỏ là thơm nhất.
- Khi đốt, Trắc đen, Trắc đỏ, trắc vàng có nhiều tinh dầu, sẽ nổ lốp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục như thuốc lá 3 số (thuốc lá 555).
Độ nặng của gỗ:
- Gỗ trắc rất nặng và nặng hơn gỗ lim
Trên đây là một vài đặc điểm cũng như cách nhận biết gỗ trắc mà bạn có thể tham khảo, tuy nhiên là bạn cũng nên lưu ý với gỗ trắc để lâu chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn với số Cẩm Lai, vì thế hãy nhận dạng thật tốt để không bị nhầm lẫn và nhầm nhé.