Người Việt Nam chủ yếu là theo đạo phật nên việc bày trí tượng gỗ trong nhà với mong muốn cầu bình an, may mắn, sức khỏe và tài lộc là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngoài ra đặt tượng gỗ ở nhà riêng còn có tác dụng chấn trạch, trừ tà ma ngoại đạo nên càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng phong thủy của tượng phật thì không phải ai cũng biết, thậm chí nếu đặt không đúng cách còn dẫn đến nhiều tai họa, khiến gia chủ và các thành viên trong gia đình gặp xui sẻo, vận đen, hay bị xung đột.
– Tuyệt đối không được đặt tượng gỗ sát mặt đất hoặc ở vị trí quá thấp
Bạn cần biết rằng hình ảnh tượng gỗ chính là sự biểu tượng hiện thân của các vị thần, phật, vị tiên như phật Di Lặc, phật Quan Âm hoặc một nhân vật lịch sử lẫy lừng như tượng Quan Công, tượng Khổng Minh, tượng Trần Hưng Đạo…Các cụ xưa thường có câu ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, nếu bạn đặt tượng sát mặt đất thì điều đó chứng tỏ là sự thiếu lòng thành, không thật sự tôn kính, ngay cái tâm mà không thật sự thành kính thì việc thờ cúng cũng sẽ không có linh nghiệm gì, vì vậy mà không có hiệu quả trong phong thủy, thậm chí chính các thành viên trong gia đình còn bị gặp vận xui, hay xảy ra cãi cọ và xung đột, gây bất hòa giữa mọi người, gặp khó khăn trong công việc…
– Không nên đặt tượng gỗ cùng với chỗ thờ cúng
Bàn thờ, chỗ thờ cúng là nơi chỉ dành riêng cho tổ tiên, ông bà hoặc là thờ phật cũng như bồ tát. Do đó bạn không nên đặt cùng chung tượng gỗ lên đó, đặc biệt với các bức tượng gỗ như tượng Trần Hưng Đạo, tượng Quan Công hoặc Khổng Minh…bởi vì các bức tượng này thường có tác dụng như một lá bùa phù trợ gia chủ, thu hút tài lộc và đem lại may mắn, do đó nên tránh để ở nơi linh thiêng trên bàn thờ.
– Không được đặt tượng gỗ ở những nơi tối tăm, góc kín như gầm cầu thang, góc nhà
Góc nhà, góc bàn, gầm chân cầu thang…được xem là những vị trí bất kính đối với những vị phật, vị thần, vì vậy sẽ không thể nào phát huy được lợi ích bảo hộ, tượng sẽ không có linh nghiệm, không nhận được những gì mà bạn mong muốn. Đặc biệt khi đặt tượng ở gầm cầu thang bạn sẽ đi lại liên tục nên sẽ khiến cho gia đình gặp nhiều chuyện lục đục, hay cãi vã, gây bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
– Không đặt tượng gỗ trong phòng ngủ
Phòng ngủ được xem là chốn riêng tư, là chỗ sinh hoạt riêng nên khi đặt tượng tại đây chứng tỏ đó là sự thiếu tôn nghiêm, không phát huy tác dụng phong thủy của tượng. Ngược lại chính gia chủ sẽ gặp phải nhiều rủi ro do sự bất kính như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và hay bị đau ốm, bệnh tật…
– Không được đặt tượng gỗ ở cạnh nhà vệ sinh, phòng bếp
Không gian phòng bếp hay nhà vệ sinh thường là nơi không được sạch sẽ nhất trong căn nhà, vì vậy việc đặt tượng gần khu vực này sẽ là bất kính, dễ gây ra các rủi ro như vỡ bát đĩa, xoong nồi, nấu ăn không ngon, người thấy mệt, bữa cơm trong gia đình sẽ khó có thể có mặt được đầy đủ mọi người…
Vị trí được coi là tốt nhất khi đặt tượng gỗ trong nhà, nhất là tượng phật đó chính là đặt ở ngay gian chính của nhà, hướng thẳng với cửa ra vào, đặt trên kệ cao ít nhất là 1 mét. Như vậy sẽ giúp phát huy khả năng trừ tà cực tốt, loại bỏ được các luồng khí xấu vào nhà, tạo ra năng lượng tốt để hút tài lộc và may mắn. Tốt nhất nếu không thực sự am hiểu thì bạn nên tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để có thể đặt tượng ở hướng tốt nhất có lợi cho gia đình bạn.