Gỗ cây mun
Gỗ mun là loại gỗ có màu đen được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng điều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ với kết quả là các loài cây cho loại gỗ này đều đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Gỗ mun là loại gỗ quý được xếp vào gỗ nhóm 1 của Việt Nam, gỗ mun còn có tên gọi khác là gỗ mun sừng là cây gỗ cỡ trung bình, mun sừng là loại cây rụng lá, cao từ 10 – 20 mét, đường kính có khi lên đến 42 – 45 cm. Vỏ ngoài của cây gỗ mun có màu đen, nứt dọc. Cây gỗ mun là loài ưa ánh sáng, sinh trưởng chậm, sống lâu năm. Gỗ mun có màu đen bóng, trọng lượng nặng tương đương gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá.
Cây gỗ mun phân bố
Cây gỗ mun là cây đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có sự phân bố rải rác ở Lào, Campuchia. Tại Việt Nam, cây gỗ mun được phát triển tốt ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình và một số tỉnh miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa
Gỗ mun có giá trị sử dụng cao
Gỗ mun có đặc tính khi khô đen bóng,chống mọt, nặng, cứng, giòn nên rất khó gia công. Gỗ mun được ưa chuộng để làm đũa và sản xuất nhiều sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ cao cấp như bàn ghế, sập tủ…Ngày nay gỗ mun được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, được nhiều người tin dùng và yêu thích.
Loại gỗ này đã được sử dụng từ thời cổ đại, các vật dụng làm từ chất liệu này đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập. Trong kinh Hebrew của Do Thái có nhắc đến loại gỗ này và nói chúng được vận chuyển từ Nubia. Đến thế kỷ 16 thì việc sử dụng loại gỗ này để làm đồ nội thất và trang trí tôn giáo bắt đầu phát triển mạnh sau đó thì chuyển sang làm các vật dụng nhỏ hơn.
Phân biệt gỗ mun sừng, gỗ mun đen, gỗ mun hoa,gỗ mun sọc
Gỗ mun sừng rất rắn đúng như tên gọi của loại gỗ này, khi cắt ngang sẽ thấy vân gỗ xanh đen, màu đen nhạt như màu tro. Trong các loại gỗ mun thì mun sừng thuộc loại gỗ nặng nhất, độ nặng ngang với gỗ trắc. Để nhận biết gỗ mun sừng bằng mắt thường chúng ta chỉ cần dựa vào màu sắc và thớ gỗ, màu gỗ mun ít đụng với màu của các loại gỗ khác nên việc nhận biết không quá khó khăn.
Gỗ mun sừng
Gỗ mun sừng được phổ biến tại miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hoà. Ngoài ra vẫn 2 dòng mun phổ biến trong thị trường VN: CPC và gỗ nhập từ Châu Phi ( hay còn được gọi là nhẹ nhồi ). Để phân biệt giữa mun VN và mun khác thật sự rất đơn giản: khi cắt ngang mặt gỗ mun VN sẽ xuất hiện vân nhẹ màu xanh như màu phân ngựa. Sau 1 thời gian ngắn vân gỗ tự động biến mất nhường chỗ cho 1 màu đen thui không vân veo
Gỗ mun sừng , chính cái tên gỗ cũng đã phần nào nói lên được đặc tính của gỗ này , ngoài việc gỗ có màu đen bong nó còn mang các đặc tính: nặng tương đương gỗ trắc , có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá. Chính những đặc tính này mà việc chế tác mun sừng rất công phu và yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao.
Ngoài ra , với loại gỗ này nếu được trồng trong điều kiện đất màu mỡ thì gỗ lại càng xấu: nhiều giác và ít lõi, mất giá trị.
Gỗ mun đen
Gỗ mun đen là loại gỗ có một không hai, vô cùng quý hiếm. Bề mặt gỗ khi đã được xử lý kỹ thì độ bóng thì không một loại gỗ nào có thể sánh nổi. Gỗ không có tom gỗ ( Tom gỗ là những ống nhỏ lăm tăm bé xíu mà chúng tôi nhìu thấy trên bề mặt các gỗ bình thường ). Có một màu đen tuyền sang trọng.
Nhược điểm: khó thích ứng với khí hậu nhiệt đới tại việt nam. Dễ xuất hiện các vết nứt nhỏ gọi là nứt chân chim. Và một đặc điểm nữa là đặc trưng của gỗ là nếu cả một thân gỗ to thì nó bị hỏng từ bên trong ra ngoài.
Gỗ mun hoa
Gỗ mun hoa chính cái tên gỗ cũng đã phần nào nói lên được đặc tính của gỗ này , ngoài việc gỗ có màu đen bong nó còn mang các đặc tính: nặng tương đương gỗ trắc , có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá. Chính những đặc tính này mà việc chế tác mun sừng rất công phu và yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao.
Gỗ mun sọc
Gỗ này nựng tương đương với gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt là giòn như than đá, mun hoa là loại gỗ đẹp có giá trị cao, việc chế tác một khối mun hoa rất vất vả và tốn thời gian.
Dù là gỗ mun gì đi nữa thì được chế tác một tác phẩm từ gỗ mun cũng là niềm vui sướng của thợ nghề vì không những cộng thơ cao mà còn được tự tay tao ra một thành phẩm huyền bí từ loại gỗ quý này thì cơ hội thật hiếm có bởi không dễ gì mà có cơ hội như vậy. Gỗ mun rất quý hiếm và có giá trịnh kinh tế cao.