Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, khi bị tác động của núi lửa phun trào những thân gỗ không bị cháy mà bị chôn vùi trong nham thạch với thời gian hàng triệu năm, trong quá trình phát triển của địa chất dần dần biến thành than đá. Trường hợp gặp điều kiện thuận lợi như trong đất có dung dịch silic (SiO2) thì nó sẽ tẩm vào các thớ của cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch tương đương với mã não.
Mỏ gỗ hóa thạch thường có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên:
- Ở Tây Nguyên cách đây từ 4 đến 12 triệu năm, các trận núi lửa tràn qua các rừng cây và chôn vùi hầu hết những cánh rừng này. Trong dung nham của núi lửa có silic. Một số cây không bị đốt cháy mà được tẩm loại dung nham này nên biến thành gỗ hóa thạch. Ngày nay, người ta thường tìm thấy nhiều gỗ hóa thạch ở trong các lớp bùn đỏ sau mỗi trận mưa hoặc lũ.
- Mỏ than Na Dương (Lạng Sơn). Đây cũng là vùng than đá khá đặc biệt, đó là loại than Lửa dài (khi đốt lên thì ngọn lửa dài hơn các loại than thông thường khác). Trong các vỉa than đá này xuất hiện rất nhiều cây gỗ không biến thành than mà đã hóa thạch. Có những cây đường kính rất lớn và cao đến vài mét.
Gỗ hóa thạch:
- Tên gọi: Gỗ hóa thạch – Gỗ hoá thành đá.
- Tên gọi khác: Xylolit (Tiếng Hy Lạp xylon – gỗ)
- Công thức hoá học: SiO2.NH2O
- Kết cấu: Ẩn tinh thể
- Độ cứng: 5,5-6,5
- Tỷ trọng: 2,65-2,66
- Độ khúc xạ: 1,54-1,55
Đặc tính
Cây gỗ cổ được ngâm trong nước chứa Silic Ôxit, các tế bào gỗ được thay thế bằng tế bào của Thạch tuỷ hay Thạch anh lòng trắng trứng (Replace), vì vậy, tuy bề ngoài vẫn giữ nguyên hình là gỗ nhưng thực chất đã trỏ thành đá một trăm phần trăm (Thạch anh). Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh thay thế, lại biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu.
Gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh
Từ thời cổ đại, người dân của các quốc gia La Mã, Babylon, Asyria … đã dùng gỗ hóa thạch như một loại mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta chế tác ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội … dùng để làm đồ trang sức. Cũng có một số tộc người dùng gỗ hóa thạch để chữa bệnh vì họ quan niệm gỗ hóa thạch không có biểu tượng tương ứng chính xác trong cung hoàng đạo, năng lượng cảm thụ của “Âm” nên nó rất lành tính.
Trong Y học dân gian Mông Cổ, người ta dùng những tấm gỗ hóa thạch tìm thấy trong sa mạc Gôbi áp vào khớp để chữa bệnh viêm khớp và những bệnh tương tự. Họ quan niệm rằng , gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ cho chủ nhân của nó, bởi nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số người nghiêng theo hướng coi cây là cầu nối nối bầu trời với mặt đất, một trong số những biểu tượng toàn năng của vũ trụ. Do đó, mỗi mẩu gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ.
Theo nhà cảm xạ Dư Quang Châu – Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng Cảm xạ thuộc Liên hiệp Khoa học công nghệ và tin học ứng dụng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ địa sinh học thuộc Đại học Hồng Bàng, TP Hồ Chí Minh khẳng định gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh. “Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Đeo chuỗi gỗ hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, có tác dụng kéo dài tuổi thọ, lưu thông khí huyết. Về tinh thần thì gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định. Dùng để trị thương, giải bùa, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng”.
Do đặc tính của gỗ hóa thạch là nằm sâu dưới lòng đất hàng triệu năm nên trong nó luôn chứa một loại từ trường rất lớn. Loại từ trường này theo y học phương Đông có ảnh hưởng tới luân xa vùng xương cùng, cung cấp năng lượng cho trực tràng và bộ máy nâng đỡ – vận động; tạo ý chí trong cuộc sống, năng lượng thể chất, khơi dậy cảm giác vững tin và kiên định. Còn các nhà văn hóa phương Đông thì dựa vào thuyết ngũ hành để giải thích quá trình chuyển hóa của gỗ hóa thạch như sau: từ Gỗ (màu xanh – hành Mộc) chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) rồi màu Trắng (hành Kim), màu Vàng (hành Thổ), màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì có thể loại được một số độc tố trong cơ thể nhằm giúp cơ thể khỏa mạnh, dẻo dai, sống trường thọ.
Những khối gỗ hóa thạch không những có giá trị về mặt khoa học mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên hết sức độc đáo. Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng làm đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta chế tác ra chuỗi hạt, mặt nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona đã xuất khẩu chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, các chuỗi hạt gỗ hoá thạch, lọ hoa …
Về thể chất:
- Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
- Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi vì nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress.
- Đeo chuỗi hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, theo truyền thuyết người ta cho là nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
- Lưu thông máu huyết.
Về tinh thần:
- Gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định.
- Dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng.