Trầm Hương có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Ta xông Trầm, dùng nhang Trầm hương trong tín ngưỡng tâm linh, đeo vòng tay Trầm Hương,… Loại gỗ quý này hiển hiện trong đời sống và rất được ưa chuộng sử dụng từ xưa đến nay. Nhưng bạn có biết nguồn gốc của loại gỗ quý này bắt đầu từ đâu? Trầm chính là một sản phẩm từ cây Dó bầu.
Đặc điểm về hình thái của cây Dó bầu
Đây là loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m. Tuy nhiên, độ cao trung bình phổ biến nhất là 15-25m. Thân cây có đường kính khoảng 60cm với màu xám, vỏ nhẵn. Bên trong lớp vỏ đó là thịt gỗ màu vàng nhạt. Chúng là loại cây lá đơn. Lá của chúng có hình bầu dục, hình trứng hoặc hình ngọn giáo. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm. Mặt dưới lại có màu nhạt hơn và phần lông mềm. Nhìn chung loại cây này khá nhiều lông. Không chỉ ở phần lá, cành non và phần cuống lá cũng có lông mềm.
Về hoa, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Chúng có hình chuông và có lông ở miệng. Cây có tuổi từ 4-5 năm sẽ bắt đầu ra hoa kết trái. Ở Việt Nam, khoảng tháng 2-3 sẽ có hoa và đến khoảng tháng 6-7 dương lịch thì quả sẽ chín. Quả nhìn hơi giống trái su su. Mỗi quả có từ 1-2 hạt. Hạt khi chín có màu nâu. Phần ngoài cứng, bên trong mềm và có tinh dầu nên không lưu trữ được lâu.
Phân bổ cây dó bầu
Do phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên loại cây này thường phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea. Việt Nam được cho là có trữ lượng và chất lượng Trầm rất lớn. Ở nước ta, Dó bầu phân bố tương đối rộng từ Bắc vào Nam. Trong đó, Khánh Hòa được xem là xứ sở Trầm Hương. Bởi lẽ ở đây có số lượng lớn cây Dó bầu có khả năng tạo ra Trầm. Cuộc sống của người dân ở đây trước kia gắn bó chủ yếu với Trầm Hương.
Tại nước ta có tất cả 4 loài: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte, Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho và loài Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler. Chúng được đặt theo tên người tìm ra.
Ở Việt Nam cây Dó bầu phân bố tại các địa bàn như:
- Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
- Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.
- Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
- Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
- Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.
Không phải cây Dó bầu nào cũng có khả năng tạo ra Trầm Hương
Cả về mặt tự nhiên lẫn nhân tạo, không phải tất cả các loại cây Dó bầu đều có khả năng tạo ra Trầm. Trầm Hương được tạo ra nhờ những vết thương trên cây Dó bầu. Cây sẽ tiết ra nhựa và tinh dầu để làm lành vết thương. Lâu dần, chúng tích tụ lại tạo ra Trầm. Nhưng có những cây khả năng tích tụ dầu thấp sẽ không tạo ra được Trầm. Chính vì thế, khi cấy tạo Trầm, khả năng thành công cũng không cao.
Lợi ích kinh tế của cây Dó bầu
Dùng để chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao
Toàn bộ thân, rễ, lá của cây Dó bầu đều được sử dụng để chưng cất tinh dầu Trầm. Ngoài ra, với những cây Dó tạo ra Trầm Hương thì giá trị của nó có thể lên đến hàng tỷ đồng. Trên thị trường hiện nay, Trầm Hương được ưa chuộng và có giá thành rất cao. Đặc biệt, Kỳ Nam còn có giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho một khối. Bởi lẽ, Kỳ Nam là loại cao cấp nhất, có lượng tinh dầu rất lớn. Bên cạnh đó, nó cũng chứa những hoạt chất tốt cho sức khỏe.
Các sản phẩm làm từ Trầm Hương rất đa dạng và được sử dụng phổ biến trong đời sống. Bột gỗ, vụn hay nhang để xông Trầm. Nhang trầm hương dùng trong nghi lễ cúng bái, văn hóa tâm linh. Vòng tay Trầm Hương là một món đồ trang sức vừa hiện đại, vừa truyền thống.
Tùy thuộc vào độ đậm đặc của tinh dầu mà người ta chia nó thành Kỳ nam, Trầm Hương, Trầm tốc. Trong đó, Kỳ Nam là thứ cao cấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhu cầu về Trầm trên thế giới rất cao. Bởi lẽ đó là nhờ vào công dụng, giá trị tuyệt vời mà nó đem lại. Chính vì sự hiếm có của loại gỗ này, trong khi đó nhu cầu thị trường lại cao nên giá thành cũng không hề rẻ mạt. Nếu gỗ sưa được ví đắt như vàng ròng thì Trầm còn đắt hơn cả vàng ròng. Có những khối Kỳ Nam dao động từ vài chục tỷ đến cả trăm nghìn tỷ. Đây là một mức giá thành cao. Điều này cho thấy rằng hiệu quả kinh tế từ loài cây này là rất lớn.
Dùng cây Dó bầu để làm Trầm nhân tạo
Do nhu cầu lớn hiện nay từ thị trường, khối lượng Trầm tự nhiên không thể nào đáp ứng được. Bên cạnh đó, Trầm tự nhiên cũng có giá thành đắt đỏ nên hạn chế về đối tượng khách hàng. Do đó, Trầm nhân tạo được sử dụng để chế tác lên các sản phẩm Trầm Hương với mức giá phải chăng, hợp với túi tiền của đa số người dân. Trong khi đó, chất lượng vẫn không thua kém là bao vơi sloaij tự nhiên. Thời gian để tạo ra Trầm cũng nhanh hơn. Người ta tác động trực tiếp lên cây Dó bầu để tạo ra vết thương. Sau đó bơm hóa chất như H2SO4 loãng, HCOOH, KMnO4, HCl,.. nhằm tạo ra Trầm.
Công dụng của cây Dó bầu
Lợi ích với sức khỏe
Công dụng nổi bật của loại lá này đó chính là đối với y học và sức khỏe. Ngày nay, người ta điều chế ra các loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ và tăng cường sức khỏe từ lá cây. Cụ thể, họ phơi khô lá cây có tuổi đời từ 7 trở lên sau đó chiết xuất thành cao. Nó được sử dụng để uống cách để tăng cường sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Đối với sản phẩm trà, người ta sẽ dùng lá của cây có tuổi đời từ 9 tháng tuổi. Việc sản xuất trà này đã và đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác như Lào, Thái Lan,…Đây là loại thức uống có lợi, rất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm này hiện đang rất phổ biến và được ưa chuộng tại Lào.
Lợi ích kinh tế, xã hội
Việc thu hoạch lá để sản xuất cũng đang giúp cho cuộc sống của những người nông dân được cải thiện. Người dân nghèo ở những nơi có sản lượng cây Dó bầu lớn thường bất chấp hiểm nguy nơi chốn rừng thiêng nước độc để tìm cho bằng được Trầm Hương với ước mong đổi đời. Giờ đây, họ đã biết thêm được một cách để khai thác lợi ích kinh tế từ cây Dó bầu. Đó là có thể thu hoạch lá cây để bán cho các xưởng chế biến trà thảo dược. Vì thế, đời sống đã bớt khổ cực hơn.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây Dó bầu. Đồng thời, cũng cho thấy rằng đây là một loại cây vô cùng quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Vì thế, trước thực trạng khai thác cây Dó bầu và lạm dụng nó để tạo ra Trầm Hương, chúng ta cần bảo vệ loại cây này.