Việc bố trí bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ, thờ thần linh là những việc làm cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi gia đình người Việt, đó được xem như là một phong tục tập quán tốt đẹp riêng nhằm thể hiện lòng thành kính của gia đình mình với cội nguồn giúp đời sống của mọi người trong gia đình được hướng thiện hơn. Như ta đã biết Việt Nam là một trong những quốc gia tôn sùng Đạo phật, do đó những thông tin liên quan tới các vị thần phật luôn là điều mà bất cứ ai cũng muốn biết.
Tam Thế Phật thực chất là một bộ gồm 3 tượng giống hệt nhau, tam thế có nghĩa là những bức tượng này được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già. Thờ Tam thế phật nghĩa là phật ba thời đại diện cho quá khứ, hiện đại và tương lai. Cách bài trí thông thường theo quan niệm dân gian thì vị Phật đặt ở giữa là đức Thích Ca Mâu Ni Phật của thời hiện tại, hai bên là Ca Diếp Phật là vị Phật của thời quá khứ và vị Phật của thời tương lai là phật Di Lặc.
Theo giáo lý Đại thừa Phật giáo thì phật Thích Ca Mâu Ni Phật thường dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp, hay còn gọi là “Tam thân”, bao gồm (pháp thân, báo thân và ứng thân). Nhiều hình thức của ba pho tượng Phật chính là biểu hiện của “Tam Thân Phật”, như Thiên Thai tông lấy Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật và đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Pháp thân Phật, Báo thân Phật và ứng thân Phật.
Diễn giải ý nghĩa Tượng Tam Thánh
- Đứng vị trí trung tâm là Đức Phật A Di Đà mắt ngài nhắm lại tay trái đưa ngang đại diện cho tứ thánh ( Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật), tay phải duỗi xuống nhân gian sẵn sàng cứu vớt chúng sinh trong bể khổ.
- Bồ Tát Quan Thế Âm: Tay cầm bình cam lộ dõi xuống nhân gian cứu khổ, cứu nạn, ở đâu nhân gian có khổ đau Quan Âm Bồ Tát hiện thân cứu độ. Nước trong bình cam lộ tượng trưng cho sự thanh tịnh thuần khiết rưới vào tâm chúng sinh cầu chúc chúng sinh tịnh tâm, yên bình.
- Đại Thế Chí Bồ Tát: Đại diện cho ánh sáng của trí tuệ, tay người nâng cành sen, một loài hoa đại diện chi sự thanh khiết trong sạch, dẫu sinh trưởng trong mội trường bùn nhơ vẫn toát nên vẻ đẹp riêng.
Cách bài trí mẫu bàn thờ Phật Tam thế phật trong nhà đúng cách
Lập bàn thờ để thờ Tam thế phật tại gia có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tu hành của gia chủ, nhưng thực tế thờ Phật như thế nào cho đúng Pháp lại không hề đơn giản và không phải ai cũng nắm rõ được điều này. Nếu như bạn đang có ý định thờ Tam thế phật tại gia thì cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:
- Phải đặt bàn thờ tượng Tam thế phật hướng ra phía cửa chính của căn nhà, như vậy sẽ tốt hơn cho gia đạo như chúng sinh trong cảnh giới vô vi (tức là người đã khuất trong gia đình bạn). Tuyệt đối không được đặt bàn thờ tượng Phật theo hướng đối diện với nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc những nơi xú uế, chân góc cầu thang, hướng nhà tắm. Đặc biệt bàn thờ cần chắc chắn, vững chãi và trang trọng.
- Không được thờ chung tượng Tam thế phật với Thần Thánh bởi thực tế thần thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa thực sự ngộ giác hoàn toàn như giới phật, do đó nếu như bạn thờ chung phật với thần thánh tức là không hiểu Phật pháp, được coi là điều phạm kỵ khi thờ phật tại gia.
- Bàn thờ Tam thế phật phải được lập ở trên cao, ít nhất là phải cao từ đầu gia chủ trở lên. Đồ cúng cho phật nên nhớ là chỉ dùng hoa quả để cúng, đặt trên đĩa đựng trái cây riêng và đĩa đựng trái cây cúng Phật đó không được phép dùng cho việc khác, kể cả là dùng cho bàn thờ gia tiên. Không bày đồ mặn và vàng mã trên ban thờ phật.
- Nếu như có bàn thờ gia tiên thì bạn cần đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ tam thế phật, bởi phật là thầy của chúng sinh khắp 10 phương 3 cõi, ngay cả những người đã khuất cũng cần sự giác ngộ của phật, do đó cần đặt bên cạnh, không được đặt chính giữa cùng với bàn thờ tam thế phật.
- Ngày thượng an vị cho Phật nên chọn vào ngày rằm, ngày mồng 1 hay ngày vía chư Phật, Bồ Tát. Phải nhớ chuẩn bị xong tất mọi thứ thì mới thỉnh Phật sau cùng.
Ngày an vị Tam Thế Phật
Ngày thượng an vị cho Phật nên chọn vào ngày 15 âm lịch hoặc ngày mồng 1 hay ngày vía chư Phật, Bồ Tát. Phải nhớ chuẩn bị xong tươm tất tất cả mọi thứ thì mới thỉnh Phật sau cùng.
Cách Thờ Tam Thế Phật tại gia như thế nào mới đúng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được những điêu kiêng kỵ cần phải tránh và những bước cần thiết khi thờ tam thế phật. Hy vọng bài viết trên phần nào giúp ích cho các Đạo Hữu gần xa về tượng Tam Thế Phật.