Thuộc loại gỗ quý và có giá trị kinh tế, có vẻ đẹp thẩm mỹ cao nên gỗ trắc được sử dụng nhiều trong thiết kế các sản phẩm nội thất, đồ dùng thủ công mỹ nghệ.
Gỗ trắc là gì?
Gỗ trắc là gỗ được khai thác từ cây trắc – loại gỗ thân to cao, có mùi chua. Loại cây này có độ cao trung bình khoảng 25m, đường kính của thân cây từ 80 – 100cm, vỏ cây nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ.
Gỗ trắc là loài cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, được trồng ở những khu vực có độ cao từ 500m trở lên so với mực nước biển.
Ở nước ta, gỗ trắc phân bố nhiều ở khu vực miền Trung như Quảng Trị, Quảng Nam và được trồng rải rác ở khu vực Nam Bộ.
Đặc điểm của gỗ trắcGỗ trắc thuộc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam. Loại gỗ này rắn chắc, cứng tạo cảm giác chắc tay.
Gỗ trắc có chứa tinh dầu, có mùi thơm nhẹ, không bị mối mọt. Có thể nhận biết loại gỗ này bằng mắt thường với độ bóng đặc trưng hoặc dùng giấy ráp. Đặc biệt, vân gỗ trắc, xoắn, uốn lượn, tạo nhiều lớp chìm nổi bắt mắt giúp dễ phân biệt với các loại gỗ khác.
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại gỗ trắc, tuy nhiên mỗi loại đều có màu sắc, đặc trưng riêng giúp bạn dễ dàng nhận biết. Trong đó, có 3 loại gỗ trắc phổ biến gồm trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng.
Gỗ trắc đen: Đây là loại gỗ chắc có thân cây màu đen và được người dân của chúng ta vô cùng thích chúng có giá trị còn lớn hơn cả so với loại gỗ trắc đỏ thông thường
Gỗ trắc đỏ cứng, chắc không bị mối mọt,cong vênh. Thớ gỗ trắc đỏ có mùi thơm dịu nhẹ do có tinh dầu. Khi xẻ ra, gỗ trắc đỏ có màu đỏ tươi như củ cà rốt, khi bị ngân vào nước sẽ chuyển sang màu đen.
Gỗ trắc vàng: có một đặc trưng riêng biệt đó là khi để lâu có thể chuyển sang màu sẫm vô cùng cuốn hút. Các sản phẩm từ gỗ trắc vàng càng để lâu càng có giá trị.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cũng có một số loại gỗ trắc được nhập về như:
Gỗ trắc dây: thuộc loại thân leo, sống dựa vào các loại cây cao lớn khác. Loại cây này có chiều dài từ 11 – 15m, những gốc vài trăm tuổi trong những khu rừng già cũng chỉ có thể đạt đường kính tối đa là 30cm, loại gỗ này rất hiếm.
Kích thước của trắc dây rất hạn chế cho nên chúng thường được dùng để là các loại đồ có giá trị như bàn ghế, mặt sập, mặt của tủ,…
Gỗ trắc Nam Phi: Loại gỗ này có xuất xứ từ Nam Phi, không có tinh dầu nên không thơm, nặng, cứng cùng vân gỗ đều đẹp. Tuy nhiên, gỗ trắc Nam Phi có thớ gỗ to, hay bị nứt.
Ứng dụng của gỗ trắc
- Gỗ trắc có tuổi thọ cao và giá trị sử dụng lớn, các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ trắc thường có thời gian sử dụng rất lâu.
- Bộ bàn ghế làm từ gỗ trắc đỏ tạo cho không gian sống sự sang trọng.
- Ghế làm bằng thân cây gỗ trắc dây.
- Sở hữu màu sắc đẹp, cứng và bền đẹp nên gỗ trắc được sử dụng nhiều trong thiết kế đồ nội thất, chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ,…