Cây cẩm liên còn có tên gọi khác như cà chắc xanh, cây rang (Gia Rai), có tên khoa học là Shorea siamensis/ Shorea bracteata Pierre/ Pentacme siamensis Kurz/ Pentacme malayana King, một loài thuộc họ Dầu bộ Cẩm quỳ.

Cẩm liên là cây thân gỗ có rụng lá, cao từ 10 – 30m, đường kính thân tới 80cm. Lá cây thuôn rộng hình trái xoan hoặc hình quả trứng dài, mũi nhọn, cuống lá hình tim. Lá dài 11 – 22cm.

Quả có hình trứng nhọn dài 1,6cm, mọc trên quả có 5 cánh dài (gồm 2 cánh nhỏ). Cây rụng lá vào cuối tháng 2 – 3. Hoa ra tháng 3 trước khi ra lá non, ra quả vào tháng 4 – 5.

Cây mọc chủ yếu trong các rừng thưa rừng khộp, mọc thuần loại hoặc mọc lẫn. Cây khô chịu hạn phân bố trên cát đất nông, khô, xương xẩu và nhiều đá nổi.

Cẩm liên sinh trưởng tự nhiên ở Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Việt Nam. Tại Việt Nam, cây cẩm liên phân bổ tập trung nhất ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tây Ninh.

Gỗ cẩm liên được xếp vào nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ Việt Nam, gỗ rất nặng và rất cứng. Mặc dù là cây có chất gỗ rất tốt nhưng cây gỗ cẩm liên là loài ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN.

Gỗ lõi có màu đỏ nâu, giác gỗ màu đỏ nhạt. Tỷ trọng rất cứng và nặng. Được dùng chủ yếu trong xây dựng và thiết kế nội thất. Gỗ được sử dụng nhiều trong xây dựng với đặc tính bền lâu, rất chắc.

Thông thường tên của chi họ gỗ cẩm liên đó đã nói lên được đặc tính nổi bật của nó như cẩm nghệ thì có màu vàng nghệ đặc trưng chẳng hạn. Ở đây ta đang nói để gỗ cẩm liên, cũng tương tụ như vậy ngay từ tên gọi cũng đã cho thấy loại gỗ cẩm này có gỗ rất đặc biệt, ngoài những đặc điểm cơ bản gỗ cẩm đặc biệt riêng hơn nhiều hơn so với loại khác, nhìn vào có rất nhiều hình dạng phong phú và đẹp mắt.